Nhiều người hay nhầm lẫn về “Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp” và “Giấy phép kinh doanh". Dưới đây, PHÁP LÝ KHỞI NGHIỆP xin gửi đến Quý thành viên bảng phân biệt về hai loại giấy này.
>> Xác định cụ thể các tiêu chí của doanh nghiệp nhỏ và vừa
>> Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
Tiêu chí |
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp |
Giấy phép kinh doanh |
Đối tượng được cấp |
Doanh nghiệp nói chung |
Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài |
Hoạt động |
Thực hiện các hoạt động kinh doanh là thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình, đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi. |
- Thực hiện quyền phân phối bán lẻ hàng hóa trừ hàng hóa là gạo; đường; vật phẩm đã ghi hình; sách, báo và tạp chí; - Thực hiện quyền nhập khẩu, quyền phân phối bán buôn hàng hóa là dầu, mỡ bôi trơn; - Thực hiện quyền phân phối bán lẻ hàng hóa là gạo; đường; vật phẩm đã ghi hình; sách, báo và tạp chí; - Cung cấp dịch vụ logistics; trừ các phân ngành dịch vụ logistics mà Việt Nam có cam kết mở cửa thị trường trong các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên; - Cho thuê hàng hóa, không bao gồm cho thuê tài chính; trừ cho thuê trang thiết bị xây dựng có người vận hành; - Cung cấp dịch vụ xúc tiến thương mại, không bao gồm dịch vụ quảng cáo; - Cung cấp dịch vụ trung gian thương mại; - Cung cấp dịch vụ thương mại điện tử; - Cung cấp dịch vụ tổ chức đấu thầu hàng hóa, dịch vụ.
|
Luật điều chỉnh |
Luật doanh nghiệp 2020 và các văn bản hướng dẫn. |
Luật thương mại 2005, Nghị định 09/2018/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn. |
Điều kiện giấp giấy phép |
Không |
Phải đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 9 Nghị định 09/2018/NĐ-CP. |
Nội dung |
1. Tên doanh nghiệp và mã số doanh nghiệp. 2. Địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp. 3. Họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần; của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh; của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân; họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của thành viên là cá nhân; tên, mã số doanh nghiệp và địa chỉ trụ sở chính của thành viên là tổ chức đối với công ty trách nhiệm hữu hạn. 4. Vốn điều lệ.
|
1. Nội dung Giấy phép kinh doanh. a) Tên, mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính và người đại diện theo pháp luật; b) Chủ sở hữu, thành viên góp vốn, cổ đông sáng lập; c) Hàng hóa phân phối; d) Các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa; đ) Các nội dung khác. 2. Thời hạn kinh doanh a) Thời hạn kinh doanh đối với trường hợp quy định tại khoản 2, 3 và 4 Điều 9 Nghị định 09/2018/NĐ-CP là 05 năm; b) Thời hạn kinh doanh cấp lại bằng thời hạn còn lại của Giấy phép kinh doanh đã được cấp.
|
Hồ sơ cấp phép |
1. Giấy đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; 2. Bản sao Giấy tờ chứng thực cá nhân của chủ sở hữu; 3. Điều lệ công ty (không áp dụng đối với loại hình Doanh nghiệp tư nhân); 4. Danh sách thành viên hoặc danh sách cổ đông (không áp dụng với loại hình Doanh nghiệp tư nhân); 5. Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài. |
1. Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh 2. Bản giải trình có nội dung: a) Giải trình về điều kiện cấp Giấy phép kinh doanh tương ứng theo quy định tại Điều 9 Nghị định 09/2018/NĐ-CP; b) Kế hoạch kinh doanh: Mô tả nội dung, phương thức thực hiện hoạt động kinh doanh; trình bày kế hoạch kinh doanh và phát triển thị trường; nhu cầu về lao động; đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế - xã hội của kế hoạch kinh doanh; c) Kế hoạch tài chính: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trên cơ sở báo cáo tài chính đã được kiểm toán của năm gần nhất trong trường hợp đã thành lập ở Việt Nam từ 01 năm trở lên; giải trình về vốn, nguồn vốn và phương án huy động vốn; kèm theo tài liệu về tài chính; d) Tình hình kinh doanh hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa; tình hình tài chính của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tính tới thời điểm đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh, trong trường hợp cấp Giấy phép kinh doanh quy định tại khoản 6 Điều 5 Nghị định này. 3. Tài liệu của cơ quan thuế chứng minh không còn nợ thuế quá hạn. 4. Bản sao: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa (nếu có).
|
Cơ quan giải quyết |
Sở Kế hoạch và Đầu tư |
Sở Công thương |
Lưu ý:
Giấy phép kinh doanh còn được mọi người hiểu là giấy phép dành mà doanh nghiệp kinh doanh trong những ngành nghề kinh doanh có điều kiện có được sau khi đáp ứng các điều kiện kinh doanh. Nhưng thực chất, loại giấy phép đó được gọi với thuật ngữ là "giấy phép con", còn giấy phép kinh doanh là loại giấy phép có bản chất như phần trình bày ở trên.
Căn cứ pháp lý:
Tài Giỏi