Nghị định 09/2018/NĐ-CP đã tạo một một bước tiến mới trong chính sách quản lý và thu hút đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực mua bán hàng hóa, đặc biệt là trong bối cảnh thị trường bán lẻ Việt Nam đang diễn ra sôi động với sự tham gia đầu tư của nhiều doanh nghiệp có tiềm lực lớn mạnh.
>> Muốn công bố hợp chuẩn, doanh nghiệp cần phải làm gì?
>> Hướng dẫn thủ tục đăng ký nhượng quyền thương mại
Để được tham gia vào thị trường bán lẻ tại Việt Nam, những doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép bản lẻ. Dưới đây, PHÁP LÝ KHỞI NGHIỆP xin giới thiệu khung pháp lý về Giấy phép bán lẻ dành cho doanh nghiệp.
Cơ sở bán lẻ là địa điểm thực hiện hoạt động bán hàng hóa cho cá nhân, hộ gia đình, tổ chức khác để sử dụng vào mục đích tiêu dùng.
Cơ sở bán lẻ ngoài cơ sở bán lẻ thứ nhất là cơ sở bán lẻ được lập ở Việt Nam bởi một trong những nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã có cơ sở bán lẻ ở Việt Nam, hoặc được lập dưới cùng tên, nhãn hiệu với ít nhất một cơ sở bán lẻ do tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã có tại Việt Nam.
Cửa hàng tiện lợi là cơ sở bán lẻ các mặt hàng tiêu dùng nhanh, bao gồm: Thực phẩm, đồ uống, dược phẩm không kê đơn, thực phẩm chức năng và các sản phẩm bổ dưỡng sức khỏe, hóa mỹ phẩm và các sản phẩm khác phục vụ tiêu dùng hàng ngày.
Siêu thị mini là cơ sở bán lẻ có diện tích dưới 500 m2 và thuộc loại hình siêu thị tổng hợp theo quy định pháp luật.
Trung tâm thương mại là địa điểm bao gồm nhiều cơ sở bán lẻ và cung cấp dịch vụ được bố trí tập trung, liên hoàn trong một hoặc một số công trình kiến trúc liền kề.
Giấy lập cơ sở bán lẻ được cấp cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để lập cơ sở bán lẻ.
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có quyền yêu cầu cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ sau khi có Giấy phép kinh doanh.
Trường hợp địa điểm lập cơ sở bán lẻ thứ nhất cùng tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương với trụ sở chính, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có quyền đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh đồng thời với cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ thứ nhất.
Doanh nghiệp có cơ sở bán lẻ tại Việt Nam sau khi nhận vốn góp để trở thành doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài mà nhà đầu tư nước ngoài chiếm từ 51% vốn điều lệ thì phải làm thủ tục xin cấp Giấy phép kinh doanh và Giấy phép lập cơ sở bán lẻ.
- Có kế hoạch về tài chính để lập cơ sở bán lẻ;
- Không còn nợ thuế quá hạn trong trường hợp đã được thành lập tại Việt Nam từ 01 năm trở lên;
- Địa điểm lập cơ sở bán lẻ phù hợp với quy hoạch có liên quan tại khu vực thị trường địa lý.
- Trường hợp không phải thực hiện kiểm tra nhu cầu kinh tế:
Đáp ứng các điều kiện về lập cơ sở bán lẻ thứ nhất
- Trường hợp phải thực hiện kiểm tra nhu cầu kinh tế:
Đáp ứng các điều kiện về lập cơ sở bán lẻ;
Đáp ứng tiêu chí Kiểm tra nhu cầu kinh tế quy định tại khoản 2 Điều 23 Nghị định 09/2018/NĐ-CP.
1. Đơn đề nghị cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ (Mẫu số 04 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 09/2018/NĐ-CP).
2. Bản giải trình có nội dung:
a) Địa điểm lập cơ sở bán lẻ: Địa chỉ cơ sở bán lẻ; mô tả khu vực chung, có liên quan và khu vực sử dụng để lập cơ sở bán lẻ; giải trình việc đáp ứng điều kiện quy định tại điểm c khoản 1 Điều 22 Nghị định 09/2018/NĐ-CP; kèm theo tài liệu về địa điểm lập cơ sở bán lẻ;
b) Kế hoạch kinh doanh tại cơ sở bán lẻ: Trình bày kế hoạch kinh doanh và phát triển thị trường; nhu cầu về lao động; đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế - xã hội của kế hoạch kinh doanh;
c) Kế hoạch tài chính cho việc lập cơ sở bán lẻ: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trên cơ sở báo cáo tài chính đã được kiểm toán của năm gần nhất trong trường hợp đã thành lập ở Việt Nam từ 01 năm trở lên; giải trình về vốn, nguồn vốn và phương án huy động vốn; kèm theo tài liệu về tài chính.
3. Tài liệu của cơ quan thuế chứng minh không còn nợ thuế quá hạn.
4. Bản sao: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án lập cơ sở bán lẻ (nếu có), Giấy phép kinh doanh.
5. Bản giải trình các tiêu chí ENT quy định tại các điểm c, d và đ khoản 2 Điều 23 Nghị định 09/2018/NĐ-CP, trong trường hợp phải thực hiện ENT.
Sở Công thương nơi đặt cơ sở bán lẻ.
Hồ sơ có thể được gửi qua đường bưu chính, nộp trực tiếp hoặc qua mạng điện tử (nếu đáp ứng đủ các điều kiện).
Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Công thương sẽ xin ý kiến Bộ Công thương và cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ cho doanh nghiệp.