Các doanh nghiệp sau một thời gian hoạt động thường có xu hướng mở rộng phạm vi kinh doanh. Một trong các hình thức mở rộng phạm vi kinh doanh mà doanh nghiệp có thể lựa chọn đó là thành lập chi nhánh hoặc địa điểm kinh doanh.
>> Những điều lưu ý khi thành lập doanh nghiệp bán đấu giá tài sản
>> Các nghĩa vụ phòng cháy, chữa cháy doanh nghiệp phải thực hiện
Ảnh minh họa
Theo đó, PHÁP LÝ KHỞI NGHIỆP xin gửi đến quý thành viên bài viết phân biệt sự khác nhau giữa chi nhánh và địa điểm kinh doanh để quý khách hàng có thể tham khảo và lựa chọn loại hình phù hợp.
|
Chi nhánh |
Địa điểm kinh doanh |
Phạm vi thành lập |
Doanh nghiệp có quyền thành lập chi nhánh ở trong nước và nước ngoài. Doanh nghiệp có thể đặt một hoặc nhiều chi nhánh tại một địa phương theo địa giới đơn vị hành chính. |
Địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp có thể ở ngoài địa chỉ đăng ký trụ sở chính |
Chế độ kế toán – kê khai thuế |
Chi nhánh có thể lựa chọn hạch toán phụ thuộc hoặc hạch toán độc lập với doanh nghiệp. Chi nhánh có thể đăng ký và sử dụng cùng hoặc khác mẫu hóa đơn của doanh nghiệp. |
Chế độ kế toán của địa điểm kinh doanh hoàn toàn phụ thuộc vào trụ sở chính của doanh nghiệp hoặc chi nhánh chủ quản. Điểm điểm kinh doanh sử dụng chung mẫu hóa đơn với trụ sở chính của doanh nghiệp hoặc chi nhánh chủ quản. |
Tổ chức, hoạt động |
Thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp kể cả chức năng đại diện theo ủy quyền. |
Địa điểm kinh doanh là nơi mà doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể, không có các chức năng khác. |
Thủ tục thành lập |
Xem chi tiết tại công việc: Đăng ký hoạt động chi nhánh |
Xem chi tiết tại công việc: Đăng ký hoạt động địa điểm kinh doanh |