Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã ban hành Quyết định 1888/QĐ-BKHĐT quy định rất chi tiết về nội dung nhiệm vụ và quyền hạn của Cục Quản lý đăng ký kinh doanh.
>> Nguyên tắc xác định chiều rộng hành lang an toàn đường bộ
Tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp (https://dangkykinhdoanh.gov.vn/), quý khách hàng có thể tra cứu thông tin liên hệ của phòng đăng ký kinh doanh các tỉnh thành.
Căn cứ Điều 2 Nghị định 1888/QĐ-BKHĐT, nhiệm vụ và quyền hạn của Cục Quản lý đăng ký kinh doanh được quy định như sau:
(i) Chủ trì hoặc tham gia xây dựng, soạn thảo cơ chế, chính sách và các văn bản quy phạm pháp luật về đăng ký doanh nghiệp, hộ kinh doanh, hợp tác xã và các loại hình khác theo quy định của pháp luật trình cấp có thẩm quyền ban hành.
(ii) Ban hành hoặc tham gia xây dựng hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo về quy trình chuyên môn, nghiệp vụ, biểu mẫu, chế độ báo cáo phục vụ công tác đăng ký doanh nghiệp, hộ kinh doanh, hợp tác xã và các loại hình khác theo quy định của pháp luật cho cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh, cấp huyện và các tổ chức, cá nhân trên phạm vi cả nước.
(iii) Theo dõi, giám sát, tổng hợp tình hình thực hiện đăng ký doanh nghiệp, hộ kinh doanh, hợp tác xã và các loại hình doanh nghiệp khác theo quy định của pháp luật trên phạm vi cả nước; theo dõi, tổng hợp tình hình sau đăng ký doanh nghiệp.
(iv) Về thông tin đăng ký doanh nghiệp và các loại hình khác:
- Tổ chức xây dựng, quản lý, vận hành Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, hộ kinh doanh, hợp tác xã.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan trong việc kết nối và trao đổi thông tin về đăng ký doanh nghiệp, hộ kinh doanh, hợp tác xã và các loại hình khác theo quy định của pháp luật.
- Cung cấp thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, hộ kinh doanh, hợp tác xã cho các tổ chức, cá nhân.
- Phát hành ấn phẩm, tài liệu hướng dẫn, phổ biến pháp luật về đăng ký doanh nghiệp, hộ kinh doanh, hợp tác xã và các loại hình khác theo quy định của pháp luật.
(v) Hướng dẫn, đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ thuộc lĩnh vực phụ trách của Cục Quản lý đăng ký kinh doanh cho cơ quan đăng ký kinh doanh và tổ chức, cá nhân khi có yêu cầu.
(vi) Thực hiện hợp tác quốc tế về các lĩnh vực thuộc chức năng, nhiệm vụ của Cục Quản lý đăng ký kinh doanh.
(vii) Quản lý tổ chức, biên chế, tài sản được giao theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ.
(viii) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công của Bộ trưởng.
Hệ thống biểu mẫu về pháp luật doanh nghiệp (cập nhật mới) |
Toàn văn File word Luật Doanh nghiệp và văn bản hướng dẫn năm 2024 |
[TIỆN ÍCH] Tra cứu Công việc pháp lý trang PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP |
Nhiệm vụ và quyền hạn của Cục Quản lý đăng ký kinh doanh (Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
- Địa chỉ: 6B Hoàng Diệu, Quận Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam.
- Email: hotro@dangkykinhdoanh.gov.vn.
- Website: https://dangkykinhdoanh.gov.vn/.
Căn cứ Điều 4 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, quy định về nguyên tắc áp dụng giải quyết thủ tục đăng ký doanh nghiệp cụ thể như sau:
(i) Người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp tự kê khai hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp, trung thực và chính xác của các thông tin kê khai trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và các báo cáo.
(ii) Trường hợp công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần có nhiều hơn một người đại diện theo pháp luật thì người đại diện theo pháp luật thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp phải đảm bảo và chịu trách nhiệm về việc thực hiện đúng quyền hạn, nghĩa vụ của mình theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Luật Doanh nghiệp 2020.
(iii) Cơ quan đăng ký kinh doanh chịu trách nhiệm về tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, không chịu trách nhiệm về những vi phạm pháp luật của doanh nghiệp xảy ra trước và sau khi đăng ký doanh nghiệp.
(iv) Cơ quan đăng ký kinh doanh không giải quyết tranh chấp giữa các thành viên, cổ đông của công ty với nhau hoặc với tổ chức, cá nhân khác hoặc giữa doanh nghiệp với tổ chức, cá nhân khác.
(v) Doanh nghiệp không bắt buộc phải đóng dấu trong giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp, thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, nghị quyết, quyết định, biên bản họp trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp. Việc đóng dấu đối với các tài liệu khác trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan.
Căn cứ Điều 14 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, quy định cơ quan đăng ký doanh nghiệp các cấp như sau:
(i) Cơ quan đăng ký kinh doanh được tổ chức ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) và ở quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện).
- Ở cấp tỉnh: Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư (sau đây gọi chung là Phòng Đăng ký kinh doanh).
Phòng Đăng ký kinh doanh có thể tổ chức các điểm để tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thuộc Phòng Đăng ký kinh doanh tại các địa điểm khác nhau trên địa bàn cấp tỉnh.
- Ở cấp huyện: Phòng Tài chính - Kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện (sau đây gọi chung là Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện).
(ii) Cơ quan đăng ký kinh doanh có tài khoản và con dấu riêng.