Nhãn hiệu tập thể tại Việt Nam vẫn còn chưa được sử dụng phổ biến, vì vậy bài viết dưới đây sẽ cung cấp một số thông tin quan trọng cần biết về nhãn hiệu tập thể.
>> Cần lưu ý gì khi đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp?
Tại Khoản 17 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (Luật SHTT 2005) quy định về khái niệm nhãn hiệu tập thể như sau:
“Điều 4. Giải thích từ ngữ
17. Nhãn hiệu tập thể là nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các thành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hoá, dịch vụ của tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của tổ chức đó.”
Bên cạnh đó, tại Khoản 16 Điều 4 Luật SHTT 2005 quy định: Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.
Như vậy, nhãn hiệu tập thể có thể được hiểu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các thành viên trong tổ chức (là chủ sở hữu của nhãn hiệu tập thể) với hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân khác không phải là thành viên của tổ chức đó.
Một số điểm khác nhau cơ bản giữa nhãn hiệu thông thường với nhãn hiệu tập thể như sau:
Nhãn hiệu thông thường | Nhãn hiệu tập thể | |
Chức năng | Phân biệt hàng hóa, dịch vụ giữa các cá nhân, tổ chức với nhau. | Phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các thành viên trong tổ chức sở hữu nhãn hiệu này với các chủ thể không phải là thành viên của tổ chức đó. |
Chủ sở hữu | Cá nhân hoặc tổ chức | Tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp. |
Chủ thể có quyền đăng ký nhãn hiệu |
Chủ sở hữu nhãn hiệu thông thường (Khoản 1 Điều 87 Luật SHTT 2005) |
Chủ sở hữu nhãn hiệu tập thể. Tuy nhiên đối với dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hoá, dịch vụ thì tổ chức tập thể của các thành viên tiến hành sản xuất, kinh doanh tại địa phương đó mới có quyền đăng ký. (Khoản 3 Điều 87 Luật SHTT 2005) |
Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể | Không yêu cầu phải có | Tổ chức tập thể cần xây dựng quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể và các thành viên khi sử dụng nhãn hiệu tập thể phảI tuân thủ theo quy chế này. |
Chủ thể có quyền sử dụng |
- Chủ sở hữu; - Cá nhân được chủ sở hữu cho phép sử dụng. |
- Các thành viên của tổ chức tập thể; - Tổ chức tập thể. Lưu ý: nhãn hiệu tập thể không được phép chuyển giao quyền sử dụng cho các chủ thể không phải là thành viên của tổ chức tập thể (Khoản 2 Điều 142 Luật SHTTT 2005) |
Tại Điều 72 Luật SHTT 2005 quy định về điều kiện chung đối với nhãn hiệu được bảo hộ như sau:
“Điều 72. Điều kiện chung đối với nhãn hiệu được bảo hộ
Nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
1. Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc;
2. Có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác.”
Như vậy, nhãn hiệu tập thể để được bảo hộ cần đáp ứng được các điều kiện sau:
- Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ, hình ảnh, hình vẽ, hình ba chiều hoặc sự kết hợp của các yếu tố đó bằng một hoặc nhiều màu sắc.
- Có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của tổ chức là chủ sở hữu của nhãn hiệu tập thể với các tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của tổ chức đó (xem quy định cụ thể tại Điều 74 Luật SHTT 2005).
Nhãn hiệu tập thể sẽ được bảo hộ kể từ ngày chủ sở hữu được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu. Theo đó, tại Khoản 6 Điều 93 Luật SHTT 2005 quy định về hiệu lực văn bằng bảo hộ như sau:
Điều 93. Hiệu lực của văn bằng bảo hộ
...
6. Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực từ ngày cấp đến hết mười năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần mười năm.
Như vậy, thời hạn bảo hộ của nhãn hiệu tập thể là 10 năm kể từ ngày nộp đơn đăng ký bảo hộ. Tuy nhiên, chủ sở hữu có thể xin gia hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu nhiều lần liên tiếp, mỗi lần 10 năm.
Do đó, nhãn hiệu tập thể có thể được bảo hộ mãi mãi nếu chủ sở hữu gia hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu trong thời hạn 6 tháng trước hoặc sau khi hết hiệu lực (Thông tư 01/2007/TT- BKHCN).
Trên đây là quy định về Một số điều cần biết về đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể. Nếu còn thắc mắc khác, độc giả vui lòng để lại câu hỏi tại đây.
Căn cứ pháp lý: