Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường và chế định pháp luật, các khái niệm “đấu thầu”, “nhà thầu” được đưa đến gần hơn với phần đông chúng ta.
>> Phải làm gì để Công bố hợp quy cho sản phẩm, hàng hóa…?
>> Khái quát về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật
Như đã đề cập tại bài viết “Quy trình tổ chức đấu thầu cơ bản”, đấu thầu được tổ chức để lựa chọn nhà thầu cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ nào đó cho bên mời thầu hoặc nhà đầu tư cho dự án. Trong đó, nếu nhà đầu tư đóng vai trò “hầu bao” cho dự án thì nhà thầu chính là người (góp phần) đưa dự án từ bàn giấy ra thực tế. Tuy nhiên, một nhà thầu không nhất thiết phải hiện diện xuyên suốt dự án mà có thể chỉ đảm nhiệm một (hoặc một số) hạng mục phù hợp với chuyên môn, khả năng của mình.
Bên cạnh đó, người ta vẫn hay hiểu nhầm rằng “nhà thầu” chỉ là tổ chức, nhưng ngay cả trong quy định của pháp luật lẫn thực tế, dù hạn chế nhưng cá nhân, hộ gia đình vẫn có thể trở thành nhà thầu nếu đủ điều kiện.
Một vấn đề quan trọng khác cần lưu ý đó là phân loại nhà thầu, bởi lẽ đây sẽ là cơ sở để xác định trách nhiệm và luật áp dụng. Căn cứ quy định tại Luật đấu thầu năm 2013 và các văn bản có liên quan, nhà thầu được phân loại dựa trên các tiêu chí sau:
Xét từ góc độ thực tế, tổ chức đấu thầu thường chỉ được áp dụng cho những dự án lớn, có giá trị kinh tế cao. Vì lẽ đó, không phải bất cứ tổ chức, cá nhân nào cũng có thể trở thành nhà thầu. Pháp luật trao quyền cho bên mời thầu được sơ tuyển nhà thầu, được đưa ra các tiêu chí lựa chọn nhà thầu trong các tài liệu phục vụ đấu thầu mà mình phát hành. Song, để đảm bảo nguyên tắc công bằng, cạnh tranh và minh bạch, pháp luật đã ấn định các điều kiện để xét tư cách hợp lệ của một nhà thầu và bảo đảm cạnh tranh trong hoạt động đấu thầu, cụ thể:
Quỳnh Như