PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP tiếp tục hướng dẫn tắc lập, trình bày báo cáo tài chính doanh nghiệp nhỏ và vừa không đáp ứng giả định hoạt động liên tục qua bài viết sau đây:
>> Hướng dẫn chuyển đổi số dư trên sổ kế toán trong doanh nghiệp nhỏ và vừa 2023
Tại phần 1 của bài viết đã nêu 4 nguyên tắc lập và trình bày Báo cáo tài chính trong doanh nghiệp nhỏ và vừa không đáp ứng giả định hoạt động liên tục theo quy định tại Điều 74 Thông tư 133/2016/TT-BTC, sau đây là các nguyên tắc tiếp theo trong việc lập và trình bày Báo cáo tài chính.
Trường hợp giả định về sự hoạt động liên tục không còn phù hợp tại thời điểm báo cáo, doanh nghiệp nhỏ và vừa phải đánh giá lại toàn bộ tài sản và nợ phải trả trừ trường hợp có một bên thứ ba kế thừa quyền đối với tài sản hoặc nghĩa vụ đối với nợ phải trả theo giá trị sổ sách. Doanh nghiệp phải ghi nhận vào sổ kế toán theo giá đánh giá lại trước khi lập Báo cáo tài chính.
Việc đánh giá lại tài sản và nợ phải trả được tiến hành như sau:
Doanh nghiệp nhỏ và vừa không phải đánh giá lại tài sản, nợ phải trả nếu bên thứ ba kế thừa quyền đối với tài sản hoặc nghĩa vụ đối với nợ phải trả trong một số trường hợp cụ thể như sau:
- Trường hợp một đơn vị sáp nhập vào đơn vị khác, nếu đơn vị nhận sáp nhập cam kết kế thừa mọi quyền và nghĩa vụ của đơn vị bị sáp nhập theo giá trị sổ sách.
- Trường hợp một đơn vị chia thành các đơn vị khác, nếu đơn vị sau khi chia cam kết kế thừa mọi quyền và nghĩa vụ của đơn vị bị chia theo giá trị sổ sách.
- Từng khoản mục tài sản cụ thể được một bên khác cam kết, bảo lãnh thu hồi cho đơn vị bị giải thể theo giá trị sổ sách và việc thu hồi diễn ra trước thời điểm đơn vị chính thức ngừng hoạt động.
- Từng khoản mục nợ phải trả cụ thể được một bên thứ ba cam kết, bảo lãnh thanh toán cho đơn vị bị giải thể và đơn vị bị giải thể chỉ có nghĩa vụ thanh toán lại cho bên thứ ba đó theo giá trị sổ sách.
Toàn văn File Word Thông tư hướng dẫn chế độ kế toán năm 2023 |
Nguyên tắc lập, trình bày báo cáo tài chính doanh nghiệp nhỏ và vừa 2023 không đáp ứng giả định hoạt động liên tục (Phần 2)
(Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Việc đánh giá lại được thực hiện đối với từng loại tài sản và nợ phải trả trước khi lập Báo cáo tài chính theo nguyên tắc:
(i) Đối với tài sản:
- Hàng tồn kho được đánh giá theo giá thấp hơn giữa giá gốc và giá trị thuần có thể thực hiện được tại thời điểm báo cáo.
- Tài sản cố định hữu hình, tài sản cố định vô hình, bất động sản đầu tư được đánh giá theo giá thấp hơn giữa giá trị còn lại và giá trị có thể thu hồi tại thời điểm báo cáo (là giá thanh lý trừ các chi phí thanh lý ước tính). Đối với tài sản cố định thuê tài chính nếu có điều khoản bắt buộc phải mua lại thì đánh giá lại tương tự như tài sản cố định của doanh nghiệp, nếu được trả lại cho bên cho thuê thì đánh giá lại theo số nợ thuê tài chính còn phải trả cho bên cho thuê.
- Chi phí xây dựng cơ bản dở dang được đánh giá theo giá thấp hơn giữa giá trị ghi sổ và giá trị có thể thu hồi tại thời điểm báo cáo (là giá thanh lý trừ chi phí thanh lý ước tính).
- Chứng khoán kinh doanh được đánh giá theo giá trị hợp lý. Giá trị hợp lý của chứng khoán niêm yết hoặc chứng khoán trên sàn UPCOM được xác định là giá đóng cửa của phiên giao dịch tại ngày báo cáo (hoặc phiên trước liền kề nếu thị trường không giao dịch vào ngày báo cáo).
- Các khoản đầu tư, góp vốn vào đơn vị khác được ghi nhận theo giá thấp hơn giữa giá trị ghi sổ và giá trị có thể thu hồi tại thời điểm báo cáo (giá có thể bán trừ chi phí bán ước tính).
- Các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn, các khoản phải thu được đánh giá theo số thực tế có thể thu hồi.
(ii) Đối với nợ phải trả:
Trường hợp có sự thỏa thuận giữa các bên bằng văn bản về số phải trả thì đánh giá lại theo số thỏa thuận. Trường hợp không có thỏa thuận cụ thể thực hiện như sau:
- Nợ phải trả bằng tiền được đánh giá lại theo giá cao hơn giữa giá trị ghi sổ khoản nợ phải trả và giá trị khoản nợ trả trước thời hạn theo quy định của hợp đồng.
- Nợ phải trả bằng tài sản tài chính được đánh giá lại theo giá cao hơn giữa giá trị ghi sổ của khoản nợ phải trả và giá trị hợp lý của tài sản tài chính đó tại thời điểm báo cáo.
- Nợ phải trả bằng hàng tồn kho được đánh giá lại theo giá cao hơn giữa giá trị ghi sổ khoản nợ phải trả và giá mua (cộng các chi phí liên quan trực tiếp) hoặc giá thành sản xuất hàng tồn kho tại thời điểm báo cáo.
- Nợ phải trả bằng tài sản cố định được đánh giá lại theo giá cao hơn giữa giá trị ghi sổ nợ phải trả và giá mua (cộng các chi phí liên quan trực tiếp) hoặc giá trị còn lại của tài sản cố định tại thời điểm báo cáo.
(iii) Các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ:
Các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ được đánh giá lại theo tỷ giá chuyển khoản trung bình cuối kỳ của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp thường xuyên có giao dịch tại thời điểm báo cáo như doanh nghiệp đáp ứng giả định hoạt động liên tục.
Một số khoản mục tài sản khi doanh nghiệp nhỏ và vừa không đáp ứng giả định hoạt động liên tục được trích lập theo phương pháp kế toán sau:
- Việc trích lập dự phòng hoặc đánh giá tổn thất tài sản được ghi giảm trực tiếp vào giá trị ghi sổ của tài sản, không thực hiện trích lập dự phòng trên tài khoản 229 - Dự phòng tổn thất tài sản.
- Việc tính khấu hao hoặc ghi nhận tổn thất của tài sản cố định, bất động sản đầu tư được ghi giảm trực tiếp vào giá trị ghi sổ của tài sản, không sử dụng tài khoản 214 để phản ánh hao mòn lũy kế.
Qúy khách hàng xem tiếp >> Nguyên tắc lập, trình bày báo cáo tài chính doanh nghiệp nhỏ và vừa 2023 không đáp ứng giả định hoạt động liên tục (Phần 3).