Người lao động làm việc xa quê có những chính sách ưu tiên nào trong dịp nghỉ Tết Âm lịch 2023 hay không? – Kim Tiền (Quảng Trị).
>> Các công việc pháp lý lao động được thực hiện định kỳ và không định kỳ
>> Bộ luật Lao động 2019 và các văn bản hướng dẫn mới nhất (còn hiệu lực)
Căn cứ điểm b khoản 1 Điều 112 Bộ luật Lao động 2019, dịp Tết Âm lịch 2023 người lao động được nghỉ làm việc 05 ngày và hưởng nguyên lương.
Vì thời gian nghỉ Tết Âm lịch là 05 ngày nhưng nhiều người lao động muốn có kỳ nghỉ dài ngày hơn (đặc biệt là người lao động làm xa quê) để đủ thời gian vui xuân, đón tết sum vầy cùng gia đình sau thời gian dài không gặp nhau. Do đó, người lao động có thể thỏa thuận với Công ty để được nghỉ thêm. Số ngày nghỉ thêm này được tính vào ngày nghỉ hằng năm theo Điều 113 Bộ luật Lao động 2019 hoặc nghỉ không hưởng lương theo khoản 3 Điều 115 Bộ luật Lao động 2019 (do các bên thỏa thuận).
Mẫu đơn xin nghỉ Tết Âm lịch 2023 nhiều ngày hơn quy định và hướng dẫn cách sử dụng mẫu này |
Nghỉ Tết Âm lịch (Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Căn cứ khoản 6 Điều 113 Bộ luật Lao động 2019, khi nghỉ hằng năm, nếu người lao động đi bằng các phương tiện đường bộ, đường sắt, đường thủy mà số ngày đi đường cả đi và về trên 02 ngày thì từ ngày thứ 03 trở đi được tính thêm thời gian đi đường ngoài ngày nghỉ hằng năm và chỉ được tính cho 01 lần nghỉ trong năm.
Do đó, đối với trường hợp người lao động xa quê thỏa thuận với Công ty về việc nghỉ ngày nghỉ hằng năm (nghỉ thêm trong dịp nghỉ Tết Âm lịch 2023) thì cần biết quy định nêu trên để thực hiện đúng nhằm đảm bảo được quyền lợi chính đáng cho mình.
Ngày 26/10/2022, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành Kế hoạch 266/KH-TLĐ về việc tổ chức các hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động nhân dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023. Theo đó, có các nội dung đáng chú ý sau đây:
- Tổ chức phương tiện đưa, đón hoặc hỗ trợ toàn bộ, một phần vé tàu, xe, máy bay, phương tiện để đưa đoàn viên, người lao động có nhu cầu về quê đón Tết, trở lại làm việc đảm bảo an toàn, thuận lợi, chu đáo.
- Tổ chức các hoạt động vui Xuân, đón Tết, thăm hỏi, động viên đoàn viên, người lao động không có điều kiện về quê đón Tết đầm ấm, vui tươi, mang dấu ấn của tổ chức Công đoàn. Trường hợp có nhiều đoàn viên, người lao động không về quê đón Tết thì tổ chức các hoạt động phù hợp với điều kiện từng địa phương đơn vị doanh nghiệp.
- Tăng cường xã hội hóa nguồn lực hỗ trợ đoàn viên, người lao động khó khăn, giúp người lao động ở lại cùng doanh nghiệp đón Tết và đồng hành với người sử dụng lao động phục hồi sản xuất, kinh doanh.
- Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố; Công đoàn ngành Tủng ương và tương đương; Công đoàn Tổng Công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn và công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở: Trên cơ sở số lượng đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn được phân bổ để chăm lo (bằng 10% tổng số đoàn viên đơn vị đang quản lý), nguồn kinh phí thực hiện từ kinh phí dự phòng và sử dụng quỹ hoạt động thường xuyên hiện có để thực hiện chăm lo cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn, mức hỗ trợ là 500.000 đồng/người chi bằng tiền mặt. Đối với đơn vị có nguồn thu xã hội hóa, cân đối nguồn thu, chi thường xuyên trong năm có thể chủ động chi cao hơn, phần chi cao hơn có thể bằng tiền mặt hoặc hiện vật.