Kinh doanh bất động sản vẫn luôn là một ngành nghề “béo bở” đối với nhiều doanh nghiệp. Sau đây, PHÁP LÝ KHỞI NGHIỆP tổng hợp một số vấn đề mà các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản cần lưu ý:
>> Những lưu ý về bảo đảm ưu đãi đầu tư trong trường hợp pháp luật thay đổi
>> Nhãn năng lượng – Những điều doanh nghiệp cần biết
Khi nói đến bất động sản, phân đông chúng ta đều nghĩ ngay đến nhà và đất. Thế nhưng, bấy nhiêu là chưa đủ bởi bất động sản còn bao gồm công trình xây dựng gắn liền với đất đai; tài sản khác gắn liền với đất đai, nhà, công trình xây dựng và những tài sản khác theo quy định của pháp luật.
Vì bất động sản gắn liền với đời sống nên kinh doanh bất động sản là ngành, nghề không thể thiếu trong bất cứ nền kinh tế nào. Nó không chỉ đơn thuần là bán và mua, mà là tập hợp của những hoạt động hết sức đa dạng và phong phú xoay quanh bất động sản, có thể phân loại thành ba nhóm chính sau đây:
- Hoạt động kinh doanh bất động sản dưới hình thức đầu tư vốn để thực hiện hoạt động xây dựng, nhận chuyển nhượng để bán, chuyển nhượng; cho thuê, cho thuê lại, cho thuê mua bất động sản;
- Hoạt động kinh doanh bất động sản dưới hình thức thực hiện dịch vụ môi giới bất động sản (làm trung gian cho các bên trong mua bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, cho thuê mua bất động sản).
- Hoạt động sàn giao dịch bất động sản (tổ chức và vận hành nơi diễn ra các giao dịch về mua bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, cho thuê mua bất động sản).
Khác với một số ngành nghề mà dù là tổ chức hay cá nhân đều có quyền kinh doanh, chỉ doanh nghiệp mới có quyền kinh doanh bất động sản (trừ trường hợp tổ chức, hộ gia đình, cá nhân bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê mua bất động sản quy mô nhỏ, không thường xuyên).
Nói cách khác, tổ chức, cá nhân kinh doanh bất động sản phải thành lập doanh nghiệp, trừ các trường hợp sau:
- Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê mua bất động sản mà không phải do đầu tư dự án bất động sản để kinh doanh và trường hợp hộ gia đình, cá nhân bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê mua bất động sản do đầu tư dự án bất động sản để kinh doanh nhưng dự án có tổng mức đầu tư dưới 20 tỷ đồng (không tính tiền sử dụng đất).
- Tổ chức chuyển nhượng quyền sử dụng đất, bán nhà, công trình xây dựng do phá sản, giải thể, chia tách.
- Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng (AMC), công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) và các tổ chức, cá nhân khác chuyển nhượng quyền sử dụng đất, chuyển nhượng dự án bất động sản, bán nhà, công trình xây dựng đang bảo lãnh, thế chấp để thu hồi nợ.
- Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân chuyển nhượng quyền sử dụng đất, bán nhà, công trình xây dựng để xử lý tài sản theo quyết định của Tòa án, của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi xử lý tranh chấp, khiếu nại, tố cáo.
- Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đầu tư xây dựng nhà ở để bán, cho thuê, cho thuê mua mà không phải thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về nhà ở.
- Các cơ quan, tổ chức khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép chuyển nhượng quyền sử dụng đất, bán nhà, công trình xây dựng thuộc sở hữu Nhà nước theo quy định của pháp luật về quản lý tài sản công.
- Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê mua bất động sản thuộc sở hữu của mình.
Bên cạnh đó, vì kinh doanh bất động sản là ngành nghề kinh doanh có điều kiện nên doanh nghiệp kinh doanh bất động sản phải đảm bảo các điều kiện theo quy định của pháp luật, đặc biệt phải đảm bảo có vốn điều lệ ít nhất 20 tỷ đồng (trừ doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bất động sản).
Quý thành viên có thể xem chi tiết điều kiện tương ứng với các hoạt động kinh doanh bất động sản tại đây.
Như hầu hết các doanh nghiệp khác, doanh nghiệp kinh doanh bất động sản có nghĩa vụ kê khai và đóng thuế TNDN đối với doanh thu từ hoạt động kinh doanh của mình.
Trong đó, cần đăc biệt lưu ý, các khoản thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản chịu thuế suất với mức cao nhất (20%) và phải hạch toán riêng để kê khai nộp thuế.
Bên cạnh đó, thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản không được hưởng ưu đãi thuế TNDN (trừ phần thu nhập của doanh nghiệp thực hiện dự án đầu tư kinh doanh nhà ở xã hội để bán, cho thuê, cho thuê mua được áp dụng thuế suất thuế TNDN 10%).
Quý thành viên có thể tham khảo chi tiết tại các công việc trong đường dẫn: Thuế thu nhập doanh nghiệp.
Hoạt động kinh doanh bất động sản, nhìn chung, chịu thuế suất thuế GTGT là 10%; riêng hoạt động bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở xã hội theo quy định của Luật nhà ở năm 2014 chịu thuế suất thuế GTGT là 5%.
Tuy nhiên, tùy theo hoạt động kinh doanh cụ thể mà giá tính thuế sẽ được xác định khác nhau. Quý thành viên có thể theo dõi trong bảng sau:
STT |
Hoạt động |
Giá tính thuế |
1 |
Xây dựng, lắp đặt |
Giá trị công trình, hạng mục công trình hay phần công việc thực hiện bàn giao chưa có thuế GTGT |
2 |
Chuyển nhượng bất động sản |
Bằng giá chuyển nhượng BĐS trừ giá đất được trừ để tính thuế. Giá đất được trừ để tính thuế được xác định khác nhau theo từng trường hợp cụ thể |
3 |
Môi giới, sàn giao dịch bất động sản |
Tiền công, tiền hoa hồng thu được từ các hoạt động này |
4 |
Cho thuê, cho thuê lại, cho thuê mua bất động sản |
Số tiền cho thuê chưa có thuế GTGT |
Ngoài ra, doanh nghiệp vẫn phải đảm bảo trách nhiệm kê khai, nộp thuế theo quy định của pháp luật, xem chi tiết tại các công việc trong đường dẫn: Thuế giá trị gia tăng.
Cơ sở pháp lý:
- Luật Kinh doanh bất động sản năm 2014.
Quý thành viên hãy theo dõi chúng tôi để nhận thêm nhiều tin tức:
Quỳnh Như