PHÁP LÝ KHỞI NGHIỆP mang đến bài viết tổng hợp một số lưu ý về chuyển quyền tài sản góp vốn dưới dạng hỏi đáp trực quan nhằm giúp Quý thành viên có cái nhìn tổng quát về vấn đề này.
>> Những điều cần biết về Hộ kinh doanh cá thể (Phần II)
>> Những điều cần biết về Hộ kinh doanh cá thể (Phần I)
Về phía doanh nghiệp, như đã đề cập, đây là bước mà doanh nghiệp (trừ doanh nghiệp tư nhân) phải trải qua trong quá trình thành lập. Đồng thời, khi hoàn tất chuyển quyền, tài sản góp vốn sẽ trở thành tài sản của công ty. Với tư cách là chủ sở hữu, công ty có quyền khai thác công dụng và định đoạt đối với tài sản đó. Từ góc nhìn của các chủ nợ của công ty, các tài sản đó có thể bị kê biên để đảm bảo cho việc thực hiện các nghĩa vụ của công ty đối với họ.
Về phía tổ chức, cá nhân góp vốn (sau đây gọi là người góp vốn), việc chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn là căn cứ chứng minh người góp vốn đã thanh toán toàn bộ hoặc một phần giá trị phần vốn góp mà mình cam kết góp cho công ty (tương ứng với giá trị tài sản).
Tham khảo thêm về Định giá tài sản góp vốn
- Cổ đông công ty cổ phần;
- Chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên;
- Thành viên góp vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn nhiều thành viên;
- Thành viên hợp danh, thành viên góp vốn của công ty hợp danh.
- Tiền Việt Nam;
- Ngoại tệ tự do chuyển đổi;
- Vàng;
- Giá trị quyền sử dụng đất;
- Giá trị quyền sở hữu trí tuệ: quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và các quyền sở hữu trí tuệ khác theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ;
- Công nghệ;
- Bí quyết kỹ thuật;
- Các tài sản khác có thể định giá được bằng tiền Việt Nam.
Khi chuyển quyền tài sản góp vốn, tùy theo loại tài sản mà các bên lập văn bản phù hợp để xác nhận việc góp vốn.
- Hợp đồng góp vốn, đối với tài sản phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng, bao gồm:
+ Tàu biển
+ Phương tiện thủy nội địa
+ Tàu cá
+ Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ
+ Xe, máy chuyên dùng thi công đường bộ
+ Tàu bay
+ Phương tiện giao thông đường sắt
+ Di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia
+ Tài sản là vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ
+ Bất động sản: đất đai, nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai, kể cả các tài sản gắn liền với nhà, công trình xây dựng đó; các tài sản khác gắn liền với đất đai;
+ Các tài sản khác do pháp luật quy định.
- Biên bản giao nhận, đối với tài sản không đăng ký quyền sở hữu.
Đối với các loại tài sản không phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng, người góp vốn chuyển giao tài sản cho công ty, công ty lập Biên bản giao nhận tài sản góp vốn và không cần thực hiện thủ tục nào khác.
Đối với các loại tài sản phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng, doanh nghiệp nhận góp vốn phải liên hệ cơ quan có thẩm quyền để thực hiện thủ tục chuyển quyền theo quy định của pháp luật.
Tham khảo tại:
Tài sản góp vốn là phương tiện giao thông cơ giới đường bộ
Tài sản góp vốn là phương tiện thủy nội địa
Tài sản góp vốn là quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất trong Công ty cổ phần
Chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn không làm phát sinh nghĩa vụ nộp bất cứ loại thuế, phí nào. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, công ty nhận góp vốn vẫn có nghĩa vụ lập chứng từ về việc nhận góp vốn bằng tài sản và kê khai lệ phí trước bạ theo quy định của pháp luật.
Tham khảo tại:
Khai lệ phí trước bạ khi chuyển quyền sở hữu, sử dụng tài sản góp vốn
Chứng từ đối với tài sản góp vốn
Quỳnh Như