Quy định pháp luật mới nhất về giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức kinh doanh sẽ bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/7/2024. Theo đó, một số nội dung cần lưu ý sau:
>> Quy định về hợp đồng giao kết với người tiêu dùng từ ngày 01/7/2024
>> Các hành vi bị nghiêm cấm trong bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng từ ngày 01/7/2024
Căn cứ Điều 54 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023, phương thức giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh như sau:
(i) Tranh chấp phát sinh giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh được giải quyết thông qua 04 phương thức sau đây:
- Thương lượng.
- Hòa giải.
- Trọng tài.
- Tòa án.
(ii) Không được thương lượng, hòa giải trong các trường hợp sau đây:
- Xâm phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng.
- Vi phạm điều cấm của luật hoặc trái đạo đức xã hội.
- Gây thiệt hại đến lợi ích của nhiều người tiêu dùng, trừ trường hợp xác định đầy đủ số lượng người tiêu dùng bị thiệt hại.
(iii) Phương thức giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh được thực hiện theo hình thức trực tiếp, trực tuyến hoặc hình thức khác theo quy định của pháp luật có liên quan (So với Luật bảo vệ người tiêu dùng 2010 thì đây là quy định mới).
Hệ thống biểu mẫu về pháp luật doanh nghiệp (cập nhật mới) |
Những lưu ý khi giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức kinh doanh từ ngày 01/7/2024
(Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Căn cứ Điều 55 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023, trách nhiệm cung cấp thông tin, tài liệu trong quá trình giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh như sau:
(i) Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm cung cấp đầy đủ, chính xác và kịp thời thông tin, tài liệu theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong quá trình giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh theo quy định của pháp luật.
(ii) Cơ quan nhà nước có thẩm quyền, tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có trách nhiệm bảo mật thông tin, tài liệu được cung cấp theo quy định của pháp luật.
So với Luật bảo vệ người tiêu dùng 2010 thì đây là quy định mới được Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 bổ sung.
Căn cứ Điều 58 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023, 05 trường hợp sau sẽ không được tiếp nhận và giải quyết yêu cầu hỗ trợ thương lượng:
(i) Người tiêu dùng là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi mà không có người đại diện hợp pháp.
(ii) Người yêu cầu hỗ trợ thương lượng không phải là người tiêu dùng hoặc người đại diện hợp pháp của người tiêu dùng.
(iii) Người tiêu dùng không cung cấp đầy đủ thông tin, tài liệu để xác định chính xác tổ chức, cá nhân có liên quan hoặc bằng chứng liên quan đến giao dịch.
(iv) Nội dung yêu cầu hỗ trợ thương lượng không thuộc thẩm quyền của cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng hoặc mục đích, phạm vi, lĩnh vực hoạt động của tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
(v) Yêu cầu hỗ trợ thương lượng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền, tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng giải quyết.
So với Luật bảo vệ người tiêu dùng 2010 thì đây là quy định mới được Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 bổ sung.
4. Nghĩa vụ chứng minh
Căn cứ Điều 69 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023, nghĩa vụ chứng minh trong quá trình giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức kinh doanh gồm:
Người tiêu dùng có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ và chứng minh để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình theo quy định của pháp luật, trừ việc chứng minh lỗi của tổ chức, cá nhân kinh doanh.