Những loại đất nông nghiệp nào chịu thuế sử dụng đất nông nghiệp? Doanh nghiệp khai và nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp hàng năm cần lưu ý những gì? – Hoàng Duyên (Đà Nẵng).
>> Công thức tính thuế TNCN 2024 từ chuyển nhượng chứng khoán
>> Quy định cụ thể về việc hoàn thuế TNCN 2024
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Luật Đất đai 2013, nhóm đất nông nghiệp bao gồm các loại đất sau đây:
- Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác;
- Đất trồng cây lâu năm;
- Đất rừng sản xuất;
- Đất rừng phòng hộ;
- Đất rừng đặc dụng;
- Đất nuôi trồng thủy sản;
- Đất làm muối;
- Đất nông nghiệp khác gồm: đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép; đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm; đất ươm tạo cây giống, con giống và đất trồng hoa, cây cảnh.
Danh sách văn bản Trung ương mới nhất [Cập nhật liên tục và kịp thời]
Lưu ý về việc kê khai, nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp hàng năm trong năm 2024
(Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Đất thuộc đối tượng chịu thuế sử dụng đất nông nghiệp được quy định tại Điều 2 Nghị định 74-CP ngày 25/10/1993 của Chính phủ quy định quy định chi tiết thi hành Luật Thuế sử dụng đất nông nghiệp, cụ thể bao gồm:
(i) Đất trồng trọt là đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất trồng cỏ.
- Đất trồng cây hàng năm là đất trồng các loại cây có thời gian sinh trưởng (từ khi trồng đến khi thu hoạch) không quá 365 ngày như lúa, ngô, rau, lạc... hoặc cây trồng một lần cho thu hoạch một vài năm nhưng không trải qua thời kỳ xây dựng cơ bản như mía, chuối, cói, gai, sả, dứa (thơm)…
- Đất trồng cây lâu năm là đất trồng các loại cây có chu kỳ sinh trưởng trên 365 ngày, trồng một lần nhưng cho thu hoạch trong nhiều năm và phải trải qua một thời kỳ xây dựng cơ bản mới cho thu hoạch như cao su, chè, cà phê, cam, quýt, nhãn, cọ, dừa...
- Đất trồng cỏ là đất đã có chủ sử dụng vào việc trồng cỏ để chăn nuôi gia súc.
(ii) Đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản là đất đã có chủ sử dụng chuyên nuôi trồng thuỷ sản hoặc vừa nuôi trồng thuỷ sản vừa trồng trọt, nhưng về cơ bản không sử dụng vào các mục đích khác.
(iii) Đất trồng là đất đã được trồng rừng và đã giao cho tổ chức, cá nhân quản lý, chăm sóc và khai thác, không bao gồm đất đồi núi trọc.
Lưu ý: Trong trường hợp không sử dụng đất thuộc diện chịu thuế nêu trên thì chủ sử dụng đất vẫn phải nộp thuế theo quy định của Luật Thuế sử dụng đất nông nghiệp.
Bên cạnh đó, những loại đất không chịu thuế sử dụng đất nông nghiệp được quy định tại Điều 3 Luật Thuế sử dụng đất nông nghiệp 1993 như sau:
Điều 3 - Luật Thuế sử dụng đất nông nghiệp 1993 Đất không thuộc diện chịu thuế sử dụng đất nông nghiệp mà chịu các loại thuế khác hoặc không phải chịu thuế theo quy định của pháp luật, bao gồm: - Đất có rừng tự nhiên; - Đất đồng cỏ tự nhiên; - Đất dùng để ở; - Đất chuyên dùng. |
Doanh nghiệp có đất thuộc đối tượng chịu thuế sử dụng đất nông nghiệp (nêu tại Mục 2 bên trên) phải thực hiện việc kê khai và nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp như sau:
Xem chi tiết TẠI ĐÂY.
Xem chi tiết TẠI ĐÂY.
Xem chi tiết TẠI ĐÂY.
Xem chi tiết TẠI ĐÂY.
Xem chi tiết TẠI ĐÂY.
Lưu ý: Các cây công việc pháp lý bên trên được xây dựng theo quy định pháp luật hiện hành và cập nhật liên tục quy định mới (nếu có).