Tình hình lụt tại miền Trung dẫn đến ngập xưởng sản xuất, công ty không thể làm việc được. Vậy có được coi là thiên tai để cho người lao động ngừng việc? – Hà An (Thừa Thiên Huế).
>> Quy định về dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau 2024
>> Những nơi người lao động không được quyền đình công năm 2024
Tiền lương công ty phải trả cho người lao động trong thời gian ngừng việc do lụt tại miền Trung là bao nhiêu? Trân trọng cảm ơn!
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 99 Bộ luật Lao động 2019, người sử dụng lao động được phép cho người lao động ngừng việc vì lý do thiên tai.
Mặt khác, tại khoản 1 Điều 3 Luật Phòng, chống thiên tai 2013 (được sửa đổi, bổ sung bởi điểm a khoản 1 Điều 1 Luật số 60/2020/QH14) định nghĩa về thiên tai như sau: “Thiên tai là hiện tượng tự nhiên bất thường có thể gây thiệt hại về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống và các hoạt động kinh tế - xã hội, bao gồm bão, áp thấp nhiệt đới, gió mạnh trên biển, lốc, sét, mưa lớn, lũ, lũ quét, ngập lụt; sạt lở đất, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy hoặc hạn hán; nước dâng, xâm nhập mặn, nắng nóng, hạn hán, cháy rừng do tự nhiên, rét hại, mưa đá, sương mù, sương muối, động đất, sóng thần và các loại thiên tai khác.”
Như vậy, lụt tại miền Trung là hiện tượng tự nhiên bất thường gây thiệt hại về tài sản cho công ty, cụ thể hơn là khiến cho xưởng sản xuất của công ty bị ngập dẫn đến việc nhà xưởng không thể tiếp tục hoạt động. Do đó, lụt tại miền Trung được xem là thiên tai và trong trường hợp này, công ty được quyền cho người lao động ngừng việc nhưng phải đảm trả lương cho người lao động theo quy định tại Mục 2.
Bộ luật Lao động 2019 và văn bản hướng dẫn (có hiệu lực từ 18/9/2023) |
Cho người lao động ngừng việc do lụt tại miền Trung (Nguồn từ Internet)
Tiền lương ngừng việc do thiên tai được quy định tại khoản 3 Điều 99 Bộ luật Lao động 2019 như sau:
“Điều 99. Tiền lương ngừng việc
Trường hợp phải ngừng việc, người lao động được trả lương như sau:
…
3. Nếu vì sự cố về điện, nước mà không do lỗi của người sử dụng lao động hoặc do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa, di dời địa điểm hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc vì lý do kinh tế thì hai bên thỏa thuận về tiền lương ngừng việc như sau:
a) Trường hợp ngừng việc từ 14 ngày làm việc trở xuống thì tiền lương ngừng việc được thỏa thuận không thấp hơn mức lương tối thiểu;
b) Trường hợp phải ngừng việc trên 14 ngày làm việc thì tiền lương ngừng việc do hai bên thỏa thuận nhưng phải bảo đảm tiền lương ngừng việc trong 14 ngày đầu tiên không thấp hơn mức lương tối thiểu.”
Theo đó, công ty khi cho người lao động ngừng việc do lụt tại miền Trung thì phải trả lương theo sự thỏa thuận giữa hai bên nhưng phải đảm bảo:
- Trường hợp ngừng việc từ 14 ngày làm việc trở xuống thì tiền lương ngừng việc không thấp hơn mức lương tối thiểu.
- Trường hợp ngừng việc trên 14 ngày làm việc thì tiền lương ngừng việc trong 14 ngày đầu tiên không thấp hơn mức lương tối thiểu.
>> Tra cứu mức lương tối thiểu vùng TẠI ĐÂY.
Cũng theo quy định tại Điều 99 Bộ luật Lao động 2019, tiền lương ngừng việc mà người sử dụng lao động phải trả cho người lao động trong những trường hợp ngoài thiên tai như sau:
- Nếu do lỗi của người sử dụng lao động thì người lao động được trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động.
- Nếu do lỗi của người lao động thì người đó không được trả lương; những người lao động khác trong cùng đơn vị phải ngừng việc thì được trả lương theo mức do hai bên thỏa thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu.
- Nếu vì sự cố về điện, nước mà không do lỗi của người sử dụng lao động hoặc do hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa, di dời địa điểm hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc vì lý do kinh tế thì tiền lương ngừng việc được trả tương tự như trường hợp ngừng việc do thiên tai nêu tại Mục 2 bên trên.