Trong trường hợp ký hợp đồng đào tạo, thì người lao động có được đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) hay không?
>> Mức phạt 14 hành vi vi phạm hành chính lĩnh vực bảo hiểm xã hội năm 2022
>> Báo tăng/giảm lao động muộn, DN bị xử lý như thế nào?
Điều 62. Hợp đồng đào tạo nghề giữa người sử dụng lao động, người lao động và chi phí đào tạo nghề 1. Hai bên phải ký kết hợp đồng đào tạo nghề trong trường hợp người lao động được đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề, đào tạo lại ở trong nước hoặc nước ngoài từ kinh phí của người sử dụng lao động, kể cả kinh phí do đối tác tài trợ cho người sử dụng lao động.[…] |
Như vậy, khi doanh nghiệp tổ chức đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho người lao động đang làm việc; hoặc, có hoạt động tuyển người vào đào tạo, dạy nghề để làm việc cho mình, sử dụng nguồn kinh phí của doanh nghiệp hoặc đối tác tài trợ của doanh nghiệp thì cần thực hiện giao kết hợp đồng đào tạo (đảm bảo các nội dung chính yếu theo luật định).
Sẽ có 02 loại hợp đồng đào tạo phổ biến là: Hợp đồng đào tạo đối với người đang làm việc tại doanh nghiệp và Hợp đồng đào tạo đối với người chưa làm việc tại doanh nghiệp.
Mời Quý thành viên tham khảo chi tiết tại công việc: Giao kết hợp đồng đào tạo.
- Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động: Hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng (kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động); hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
- Người lao động làm việc theo hợp đồng làm việc như: cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan;…
Theo đó, người lao động chỉ ký kết hợp đồng đào tạo không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc.
Tuy nhiên, tùy theo thỏa thuận giữa người lao động và doanh nghiệp, nếu các bên có nhu cầu muốn tham gia BHXH bắt buộc cho người lao động thì có thể thực hiện theo hướng như sau:
- Trường hợp 1: Hợp đồng đào tạo đối với người chưa làm việc tại doanh nghiệp
Doanh nghiệp có thể thực hiện ký kết hợp đồng lao động với người lao động với thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên, khi đó hợp đồng đào tạo tồn tại song song với hợp đồng lao động và người lao động sẽ thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc theo luật định.
- Trường hợp 2: Hợp đồng đào tạo đối với người đang làm việc tại doanh nghiệp
Trong hợp đồng đào tạo có thể quy định điều khoản người lao động vẫn được hưởng lương, phụ cấp và các khoản bổ sung khác theo hợp đồng lao động đã giao kết và không chấm dứt hợp đồng lao động đã có. Khi đó, hợp đồng đào tạo và hợp đồng lao động cùng có hiệu lực và người lao động vẫn tham gia BHXH theo hợp đồng lao động đã giao kết.
Mời Quý thành viên tham khảo thêm các công việc và bài viết có liên quan sau đây:
- Đăng ký tham gia BHXH, BHYT, BHTN lần đầu;
- Cách xác định NLĐ là đối tượng tham gia các loại bảo hiểm bắt buộc;
- Phân biệt hợp đồng đào tạo và hợp đồng thử việc;
- Bồi thường chi phí đào tạo khi chấm dứt hợp đồng lao động.
Căn cứ pháp lý:
Quý thành viên hãy theo dõi chúng tôi để nhận thêm nhiều tin tức: