Nhiều người vẫn còn băn khoăn về cách xác định chi phí đào tạo nhân viên cũng như các vấn đề về thuế có liên quan đến chi phí này. Mời Quý thành viên cùng PHÁP LÝ KHỞI NGHIỆP tìm hiểu các vấn đề trên trong bài viết dưới đây.
>> 07 mức phạt thường gặp liên quan đến Báo cáo tài chính
>> Hàng hóa luân chuyển, tiêu dùng nội bộ có phải xuất hóa đơn không?
Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề của người lao động trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động là một trong những nội dung chủ yếu của hợp đồng lao động.
Khi người lao động được đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề, đào tạo lại ở trong nước hoặc nước ngoài từ kinh phí của người sử dụng lao động, kể cả kinh phí do đối tác tài trợ cho người sử dụng lao động thì các bên phải giao kết hợp đồng đào tạo, trong đó bao gồm nội dung về chi phí đào tạo.
Tuy nhiên, không phải mọi khoản chi trong quá trình đào tạo đều được xem là chi phí đào tạo, mà một khoản chi được xem xét là chi phí đào tạo nếu:
- Khoản chi có chứng từ hợp lệ về chi phí trả cho người dạy, tài liệu học tập, trường, lớp, máy, thiết bị, vật liệu thực hành, các chi phí khác hỗ trợ cho người học và tiền lương, tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người học trong thời gian đi học.
- Trường hợp người lao động được gửi đi đào tạo ở nước ngoài thì chi phí đào tạo còn bao gồm chi phí đi lại, chi phí sinh hoạt trong thời gian ở nước ngoài.
Việc chi đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, suy cho cùng, cũng nhằm mục đích phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Cho nên, chi phí đào tạo nhân viên được tính chi phí hợp lý được trừ theo quy định tại Điều 4 của Thông tư 96/2015/TT-BTC:
Điều 4. Sửa đổi, bổ sung Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC (đã được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 2 Điều 6 Thông tư số 119/2014/TT-BTC và Điều 1 Thông tư số 151/2014/TT-BTC) như sau: "Điều 6. Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế … 2. Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm: … 2.30. Các khoản chi không tương ứng với doanh thu tính thuế, trừ các khoản chi sau: … - Khoản chi cho hoạt động giáo dục nghề nghiệp và đào tạo nghề nghiệp cho người lao động bao gồm: + Chi phí trả cho người dạy, tài liệu học tập, thiết bị dùng để hoạt động giáo dục nghề nghiệp, vật liệu thực hành, các chi phí khác hỗ trợ cho người học. + Chi phí đào tạo của doanh nghiệp cho người lao động được tuyển dụng vào làm việc tại doanh nghiệp. […]". |
Như mọi khoản chi khác, chi phí đào tạo cũng phải đáp ứng các điều kiện để được tính chi phí được trừ theo quy định của pháp luật, cụ thể:
- Có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật, bao gồm hợp đồng lao động, hợp đồng đào tạo, hóa đơn chi phí đào tạo; bên cạnh đó, tùy tình huống thực tế mà có thể bao gồm thêm quyết định cử nhân viên đi học, bản cam kết khi học xong nhân viên sẽ làm việc tại doanh nghiệp, …
- Trường hợp hóa đơn chi phí đào tạo từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) thì khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.
Ngoài ra, doanh nghiệp cần lưu ý rằng, chi phí đào tạo nhân viên không phải là tài sản cố định vô hình mà sẽ được phân bổ dần vào chi phí kinh doanh của doanh nghiệp trong thời gian tối đa không quá 3 năm theo quy định của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp.
Theo nguyên tắc khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào, chi phí đào tạo nhân viên được khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào (nếu có bao gồm thuế giá trị gia tăng) nếu đáp ứng các điều kiện sau:
- Phải có hóa đơn GTGT hợp pháp của hàng hóa, dịch vụ mua vào hoặc chứng từ nộp thuế GTGT khâu nhập khẩu hoặc chứng từ nộp thuế GTGT thay cho phía nước ngoài đối với các tổ chức nước ngoài không có tư cách pháp nhân Việt Nam và cá nhân nước ngoài kinh doanh hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam;
- Đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào có giá từ hai mươi triệu đồng trở lên thì phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt, trừ các trường hợp giá trị hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu từng lần có giá trị dưới hai mươi triệu đồng, hàng hóa, dịch vụ mua vào từng lần theo hóa đơn dưới hai mươi triệu đồng theo giá đã có thuế GTGT và trường hợp cơ sở kinh doanh nhập khẩu hàng hóa là quà biếu, quà tặng của tổ chức, cá nhân ở nước ngoài.
- Trường hợp doanh nghiệp mua hàng hóa, dịch vụ của một nhà cung cấp có giá trị dưới hai mươi triệu đồng nhưng mua nhiều lần trong cùng một ngày và có tổng giá trị từ hai mươi triệu đồng trở lên thì chỉ được khấu trừ thuế đối với trường hợp có chứng từ thanh toán qua ngân hàng.
Quý thành viên vui lòng tham khảo chi tiết tại công việc: Điều kiện khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào.
Căn cứ Tiết đ.6 Điểm đ Khoản 2 Điều 2 của Thông tư 111/2013/TT-BTC:
Điều 2. Các khoản thu nhập chịu thuế Theo quy định tại Điều 3 Luật Thuế thu nhập cá nhân và Điều 3 Nghị định số 65/2013/NĐ-CP, các khoản thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân bao gồm: … 2. Thu nhập từ tiền lương, tiền công Thu nhập từ tiền lương, tiền công là thu nhập người lao động nhận được từ người sử dụng lao động, bao gồm: … đ) Các khoản lợi ích bằng tiền hoặc không bằng tiền ngoài tiền lương, tiền công do người sử dụng lao động trả mà người nộp thuế được hưởng dưới mọi hình thức: … đ.6) Đối với khoản chi trả hộ tiền đào tạo nâng cao trình độ, tay nghề cho người lao động phù hợp với công việc chuyên môn, nghiệp vụ của người lao động hoặc theo kế hoạch của đơn vị sử dụng lao động thì không tính vào thu nhập của người lao động. […] |
Theo đó, chi phí đào tạo nhân viên không tính vào thu nhập tính thuế thu nhập cá nhân của người lao động.
Căn cứ pháp lý: