PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP tiếp tục hướng dẫn Kế toán giao dịch hợp đồng hợp tác kinh doanh trong doanh nghiệp nhỏ và vừa 2023 (Phần 2) qua bài viết sau đây:
>> Kế toán giao dịch hợp đồng hợp tác kinh doanh trong doanh nghiệp nhỏ và vừa 2023
>> Hướng dẫn tài khoản 631 (giá thành sản xuất) trong doanh nghiệp nhỏ và vừa 2023
Tại phần 1 của bài viết đã nêu khái niệm hợp đồng hợp tác kinh doanh và nguyên tắc kế toán giao dịch hợp đồng hợp tác kinh doanh, sau đây là nguyên tắc kế toán giao dịch tiếp theo đối với hợp đồng hợp tác kinh doanh (dưới hình thức hoạt động kinh doanh đồng kiểm soát) trong doanh nghiệp vừa và nhỏ được hướng dẫn theo khoản 1 Điều 35 Thông tư 80/2016/TT-BTC. Cụ thể như sau:
Hợp đồng hợp tác kinh doanh dưới hình thức hoạt động kinh doanh đồng kiểm soát là hoạt động liên doanh không thành lập một cơ sở kinh doanh mới. Các bên liên doanh có nghĩa vụ và được hưởng quyền lợi theo thỏa thuận trong hợp đồng. Hoạt động của hợp đồng liên doanh được các bên góp vốn thực hiện cùng với các hoạt động kinh doanh thông thường khác của từng bên.
Toàn văn File Word Thông tư hướng dẫn chế độ kế toán năm 2023 |
Kế toán giao dịch hợp đồng hợp tác kinh doanh trong doanh nghiệp nhỏ và vừa (Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Hợp đồng hợp tác kinh doanh quy định các khoản chi phí phát sinh riêng cho hoạt động kinh doanh đồng kiểm soát do mỗi bên liên doanh bỏ ra thì bên đó phải gánh chịu. Đối với các khoản chi phí chung (nếu có) thì căn cứ vào các thỏa thuận trong hợp đồng để phân chia cho các bên góp vốn.
- Khi bên liên doanh có phát sinh chi phí chung phải mở sổ kế toán để ghi chép, tập hợp toàn bộ các chi phí chung đó. Định kỳ căn cứ vào các thỏa thuận trong hợp đồng liên doanh về việc phân bổ các chi phí chung, kế toán lập Bảng phân bổ chi phí chung, được các bên liên doanh xác nhận, giao cho mỗi bên giữ một bản (bản chính). Bảng phân bổ chi phí chung kèm theo các chứng từ gốc hợp pháp là căn cứ để mỗi bên liên doanh kế toán chi phí chung được phân bổ từ hợp đồng.
- Trường hợp hợp đồng liên doanh quy định chia sản phẩm, định kỳ theo thỏa thuận trong hợp đồng liên doanh, các bên liên doanh phải lập Bảng phân chia sản phẩm cho các bên góp vốn và được các bên xác nhận số lượng, quy cách sản phẩm được chia từ hợp đồng, giao cho mỗi bên giữ một bản (bản chính). Mỗi khi thực giao sản phẩm, các bên liên doanh phải lập Phiếu giao nhận sản phẩm (hoặc phiếu xuất kho). Phiếu giao nhận sản phẩm là căn cứ để các bên liên doanh ghi sổ kế toán, theo dõi và là căn cứ thanh lý hợp đồng.
- Trường hợp hợp đồng hợp tác kinh doanh phát sinh các chi phí, doanh thu chung mà các bên tham gia hợp đồng phải gánh chịu hoặc được hưởng thì các bên tham gia liên doanh phải thực hiện các quy định về kế toán như đối với trường hợp hoạt động kinh doanh đồng kiểm soát.
- Các bên tham gia liên doanh phải mở sổ kế toán để ghi chép và phản ánh trong Báo cáo tài chính của mình các nội dung sau đây:
+ Tài sản góp vốn liên doanh và chịu sự kiểm soát của bên góp vốn liên doanh.
+ Các khoản nợ phải trả phải gánh chịu.
+ Doanh thu được chia từ việc bán hàng hoặc cung cấp dịch vụ của liên doanh.
+ Chi phí phải gánh chịu.
Quý khách hàng xem tiếp >> Kế toán giao dịch hợp đồng hợp tác kinh doanh trong doanh nghiệp nhỏ và vừa 2023 (Phần 3)