PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP tiếp tục hướng dẫn Kế toán giao dịch hợp đồng hợp tác kinh doanh trong doanh nghiệp nhỏ và vừa 2023 (Phần 3) qua bài viết sau đây:
>> Kế toán giao dịch hợp đồng hợp tác kinh doanh trong doanh nghiệp nhỏ và vừa 2023 (Phần 2)
>> Kế toán giao dịch hợp đồng hợp tác kinh doanh trong doanh nghiệp nhỏ và vừa 2023
Tại phần 1 và phần 2 của bài viết đã nêu các nguyên tắc kế toán giao dịch hợp đồng hợp tác kinh doanh theo quy định tại khoản 1 Điều 35 Thông tư 133/2016/TT-BTC, sau đây là những nguyên tắc kế toán còn lại của giao dịch hợp đồng hợp tác kinh doanh.
Hợp đồng hợp tác kinh doanh chia lợi nhuận sau thuế thường là hợp đồng hợp tác kinh doanh dưới hình thức hoạt động đồng kiểm soát hoặc do một bên kiểm soát. Trường hợp hợp đồng hợp tác kinh doanh chia lợi nhuận sau thuế, các bên phải cử ra một bên để kế toán toàn bộ các giao dịch của hợp đồng hợp tác kinh doanh, ghi nhận doanh thu, chi phí, theo dõi riêng kết quả kinh doanh của hợp đồng hợp tác kinh doanh và quyết toán thuế. Khi quyết định ký kết hợp đồng hợp tác kinh doanh theo hình thức này, các bên phải cân nhắc về rủi ro có thể phải gánh chịu do:
- Một số khoản chi phí không được tính đầy đủ là chi phí tính thuế do không có sự chuyển giao tài sản giữa các bên, ví dụ:
+ Chi phí khấu hao của một số tài sản cố định sẽ không được cơ quan thuế chấp nhận do bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh không làm thủ tục chuyển quyền sở hữu cho bên thực hiện kế toán và quyết toán thuế cho hợp đồng hợp tác kinh doanh.
+ Một số khoản chi phí của các bên tham gia không được cơ quan thuế chấp nhận do hóa đơn đầu vào không mang tên bên kế toán và quyết toán thuế của hợp đồng hợp tác kinh doanh.
+ Một số chi phí phát sinh tại bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh không thể chuyển cho bên kế toán và quyết toán thuế do các rào cản của pháp luật, ví dụ bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh có hóa đơn nộp tiền sử dụng đất nhưng pháp luật không cho phép bên phát sinh chi phí tiền sử dụng đất cho bên kế toán và quyết toán thuế thuê lại đất nên chi phí thuê đất không được tính vào chi phí của hợp đồng hợp tác kinh doanh.
- Rủi ro về chính sách:
+ Bên kế toán và quyết toán thuế cho hợp đồng hợp tác kinh doanh có thể phát sinh lỗ lũy kế, tuy nhiên riêng kết quả của hoạt động hợp đồng hợp tác kinh doanh thì có lãi. Trường hợp này thay vì được bù trừ số lãi từ hợp đồng hợp tác kinh doanh với số lỗ các hoạt động khác, doanh nghiệp vẫn phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hợp đồng hợp tác kinh doanh; Nếu hợp đồng hợp tác kinh doanh lỗ nhưng các hoạt động khác có lãi, doanh nghiệp có thể không được bù trừ phần lỗ tương ứng với phần được chia trong hợp đồng hợp tác kinh doanh;
+ Đối với các bên khác nếu đưa tài sản cố định vào dùng cho hoạt động của hợp đồng hợp tác kinh doanh thì có thể sẽ không được tính chi phí khấu hao là chi phí được trừ tại doanh nghiệp do không sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp (không phù hợp với doanh thu của các hoạt động khác).
Toàn văn File Word Thông tư hướng dẫn chế độ kế toán năm 2023 |
Kế toán giao dịch hợp đồng hợp tác kinh doanh trong doanh nghiệp nhỏ và vừa 2023 (Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Trường hợp hợp đồng hợp tác kinh doanh quy định chia lợi nhuận sau thuế, bên thực hiện kế toán và quyết toán thuế phải căn cứ vào bản chất của hợp đồng để kế toán một cách phù hợp theo nguyên tắc:
- Trường hợp hợp đồng hợp tác kinh doanh quy định các bên khác tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh được hưởng một khoản lợi nhuận cố định mà không phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của hợp đồng thì mặc dù hình thức pháp lý của hợp đồng là hợp đồng hợp tác kinh doanh nhưng bản chất của hợp đồng là thuê tài sản. Trong trường hợp này, bên kế toán và quyết toán thuế thực chất là bên có quyền điều hành và chi phối hoạt động của hợp đồng hợp tác kinh doanh, phải áp dụng phương pháp kế toán thuê tài sản cho hợp đồng, ghi nhận khoản phải trả cho các bên khác là chi phí để xác định kết quả kinh doanh trong kỳ, cụ thể:
+ Ghi nhận toàn bộ doanh thu, chi phí và lợi nhuận sau thuế của hợp đồng hợp tác kinh doanh trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của mình;
+ Ghi nhận toàn bộ lợi nhuận sau thuế của hợp đồng hợp tác kinh doanh vào chỉ tiêu “Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối” của Báo cáo tình hình tài chính.
+ Các bên khác ghi nhận doanh thu cho thuê tài sản đối với khoản được chia từ hợp đồng hợp tác kinh doanh.
- Trường hợp hợp đồng hợp tác kinh doanh quy định các bên khác trong hợp đồng hợp tác kinh doanh chỉ được phân chia lợi nhuận nếu kết quả hoạt động của hợp đồng hợp tác kinh doanh có lãi, đồng thời phải gánh chịu lỗ, thì mặc dù hình thức pháp lý của hợp đồng hợp tác kinh doanh là chia lợi nhuận sau thuế nhưng bản chất của hợp đồng hợp tác kinh doanh là chia doanh thu, chi phí, các bên thường phải có quyền, điều kiện, khả năng để đồng kiểm soát hoạt động cũng như dòng tiền của hợp đồng hợp tác kinh doanh. Bên kế toán và quyết toán thuế phải áp dụng phương pháp kế toán hợp đồng hợp tác kinh doanh chia doanh thu để ghi nhận doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh trong kỳ, đồng thời cung cấp bằng chứng về việc quyết toán thuế cho các bên khác, cụ thể:
+ Ghi nhận trên Báo cáo kết quả kinh doanh phần doanh thu, chi phí và lợi nhuận tương ứng với phần được chia theo thỏa thuận của hợp đồng hợp tác kinh doanh; Bên quyết toán thuế cung cấp bản sao các hồ sơ, tài liệu về việc đã thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước của hợp đồng hợp tác kinh doanh cho các bên trong hợp đồng hợp tác kinh doanh để phục vụ việc quyết toán thuế của các bên khác trong hợp đồng hợp tác kinh doanh.
+ Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của Báo cáo tình hình tài chính chỉ bao gồm phần lợi nhuận sau thuế tương ứng của từng bên được hưởng.
Các bên khác được ghi nhận trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh phần doanh thu, chi phí tương ứng với phần mình được chia từ hợp đồng hợp tác kinh doanh, báo cáo cơ quan thuế về việc khoản doanh thu, chi phí này đã được thực hiện nghĩa vụ thuế làm căn cứ điều chỉnh số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp.
Doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể ghi nhận khoản chênh lệch giữa giá trị vốn đã góp và giá trị hợp lý của tài sản nhận về như sau: Khoản chênh lệch giữa giá trị vốn đã góp và giá trị hợp lý của tài sản nhận về được phản ánh vào thu nhập khác hoặc chi phí khác.
Click >> VÀO ĐÂY để quay lại từ đầu