Huy động lực lượng, người, phương tiện, tài sản tham gia chữa cháy từ tháng 07/2025 thực hiện theo Luật Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ 2024.
>> Hướng dẫn đăng ký lưu hành bổ sung chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn do đổi tên
>> Lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt từ ngày 15/01/2025
Theo đó, từ tháng 07/2025, việc huy động lực lượng, người, phương tiện, tài sản tham gia chữa cháy được quy định tại Điều 26 Luật Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ 2024.
(i) Khi có cháy thì lực lượng, người, phương tiện, tài sản của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đều có thể được huy động để tham gia chữa cháy; trường hợp cần thiết, người chỉ huy chữa cháy đề nghị cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự, cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam bố trí lực lượng, người, phương tiện để hỗ trợ, giúp đỡ chữa cháy.
(ii) Cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khi được huy động tham gia chữa cháy có trách nhiệm bố trí ngay lực lượng, người, phương tiện, tài sản để tham gia chữa cháy.
(iii) Phương tiện, tài sản của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được huy động tham gia chữa cháy phải được hoàn trả ngay sau khi kết thúc chữa cháy; trường hợp bị mất, hư hỏng, bị thiệt hại do việc huy động trực tiếp gây ra thì được bồi thường.
Đồng thời, gười có thẩm quyền quyết định huy động có trách nhiệm thực hiện việc bồi thường. Mức bồi thường và việc chi trả bồi thường được thực hiện như đối với người có tài sản trưng dụng theo quy định của pháp luật về trưng mua, trưng dụng tài sản.
(iv) Lực lượng, người được huy động làm nhiệm vụ chữa cháy được ưu tiên khi đi trên các phương tiện giao thông công cộng.
File Word Luật Phòng cháy và chữa cháy & các văn bản hướng dẫn có hiệu lực từ 15/5/2024 |
Huy động lực lượng, người, phương tiện, tài sản tham gia chữa cháy từ tháng 07/2025
(Hình minh họa - Nguồn Internet)
(i) Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp và người đứng đầu cơ quan, tổ chức được quyền huy động lực lượng, người, phương tiện, tài sản của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thuộc phạm vi quản lý của mình.
(ii) Trưởng phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an cấp tỉnh được quyền huy động lực lượng, người, phương tiện, tài sản của lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thuộc phạm vi quản lý của mình; Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ được quyền huy động lực lượng, người, phương tiện, tài sản của lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong phạm vi cả nước.
(iii) Giám đốc Công an cấp tỉnh và Trưởng Công an cấp huyện được quyền huy động lực lượng, người, phương tiện, tài sản của lực lượng Công an nhân dân thuộc phạm vi quản lý của mình; Bộ trưởng Bộ Công an được quyền huy động lực lượng, người, phương tiện, tài sản của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong phạm vi cả nước.
Theo đó, Chính phủ quy định thủ tục huy động lực lượng, người, phương tiện, tài sản để chữa cháy; việc huy động lực lượng, người, phương tiện, tài sản của Quân đội để tham gia chữa cháy.
Căn cứ Điều 29 Luật Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ 2024 quy định:
(i) Khắc phục hậu quả vụ cháy bao gồm các hoạt động sau đây:
- Tổ chức cấp cứu ngay người bị nạn; cứu trợ, giúp đỡ người bị thiệt hại ổn định đời sống;
- Thực hiện các biện pháp bảo đảm vệ sinh môi trường, trật tự, an toàn xã hội;
- Phục hồi kịp thời hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các hoạt động khác.
(ii) Người đứng đầu cơ sở, người đứng đầu cơ quan, tổ chức có cơ sở bị cháy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân, chủ phương tiện giao thông có phương tiện bị cháy, chủ hộ gia đình có nhà bị cháy có trách nhiệm tổ chức thực hiện quy định tại khoản (i) Điều 29 Luật Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ 2024 trong điều kiện, khả năng cho phép.