Việc lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt từ ngày 15/01/2025, sẽ được thực hiện theo quy định mới được sửa đổi, bổ sung tại Luật số 57/2024/QH15 ban hành ngày 29/11/2024.
>> Thẩm quyền cấp giấy phép lưu hành xe
>> Quy định về nguyên tắc định giá và đồng tiền thanh toán dịch vụ vận chuyển hàng không
Ngày 29/11/2024, Luật sửa đổi Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu 2024 được ban hành và sẽ bắt đầu có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/01/2025 (sau đây gọi là Luật số 57/2024/QH15). Theo đó, chi tiết quy định về việc lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt tại Điều 29 Luật Đầu tư 2020 (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 8 Điều 4 Luật số 57/2024/QH15), gồm những nội dung sau đây:
1. Lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt từ ngày 15/01/2025
Việc lựa chọn nhà thầu trong các trường hợp đặc biệt áp dụng cho các gói thầu thuộc dự án hoặc dự toán mua sắm có những điều kiện riêng biệt về quy trình, thủ tục, tiêu chí lựa chọn nhà thầu, cũng như các điều kiện ký kết và thực hiện hợp đồng.
Điều này cũng được áp dụng trong trường hợp triển khai các yêu cầu liên quan đến quốc phòng, an ninh, đối ngoại, biên giới lãnh thổ, hoặc thực hiện nhiệm vụ chính trị của quốc gia, khi không thể sử dụng các hình thức lựa chọn nhà thầu được quy định tại các Điều 23, Điều 24, Điều 25, Điều 26, Điều 27 và Điều 28 của Luật Đầu tư 2020 và Mục 2 bài viết này.
File word Luật Đầu tư và văn bản hướng dẫn còn hiệu lực năm 2024 |
File word Luật Đấu thầu và văn bản hướng dẫn mới nhất năm 2024 |
Lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt từ ngày 15/01/2025 (Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Căn cứ Điều 21 và Điều 22 của Luật Đầu tư 2020, quy định cụ thể về đấu thầu rộng rãi và đấu thầu hạn chế, gồm những nội dung sau đây:
|
Đấu thầu rộng rãi |
Đấu thầu hạn chế |
Hình thức lựa chọn nhà thầu |
Không hạn chế số lượng nhà thầu tham dự |
Chỉ có một số nhà thầu đáp ứng yêu cầu của gói thầu được mời tham dự thầu |
Gói thầu được áp dụng |
Áp dụng cho tất cả các gói thầu, ngoại trừ những trường hợp được quy định tại đấu thầu hạn chế và các Điều 23, Điều 24, Điều 25, Điều 26, Điều 27, Điều 28 và Điều 29 của Luật Đầu tư 2020. Trong trường hợp không thực hiện đấu thầu rộng rãi, văn bản trình duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu cần nêu rõ lý do không áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi; người có thẩm quyền sẽ quyết định và chịu trách nhiệm về việc này. |
- Gói thầu có yêu cầu cao về kỹ thuật hoặc có tính đặc thù, chỉ một số nhà thầu đáp ứng được yêu cầu của gói thầu. - Nhà tài trợ vốn cho dự án, gói thầu có yêu cầu đấu thầu hạn chế theo điều ước quốc tế hoặc thỏa thuận vay nước ngoài. |
Căn cứ Điều 20 Luật Đầu tư 2020 sẽ bao gồm 09 hình thức lựa chọn nhà thầu sau đây:
Điều 20. Các hình thức lựa chọn nhà thầu
1. Các hình thức lựa chọn nhà thầu bao gồm:
a) Đấu thầu rộng rãi;
b) Đấu thầu hạn chế;
c) Chỉ định thầu;
d) Chào hàng cạnh tranh;
đ) Mua sắm trực tiếp;
e) Tự thực hiện;
g) Tham gia thực hiện của cộng đồng;
h) Đàm phán giá;
i) Lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt.
Theo đó, trường hợp phát sinh hình thức lựa chọn nhà thầu khác quy định tại Mục này, có tính ưu việt, sử dụng phương tiện điện tử tiến bộ, hiện đại, Chính phủ quy định về hình thức, quy trình, đối tượng phù hợp với tính năng mới của Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia, bảo đảm mục tiêu cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế trong đấu thầu.
|