PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP tiếp tục hướng dẫn chuẩn mực kế toán số 22 - Trình bày bổ sung BCTC ngân hàng và tổ chức tài chính tương tự, cụ thể như sau:
Căn cứ vào Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam chuẩn mực kế toán số 22 ban hành kèm theo Quyết định 12/2005/QĐ-BTC, bài viết tiếp tục đề cập đến quy định hướng dẫn thực hiện chuẩn mực kế toán số 22 - Trình bày bổ sung báo cáo tài chính ngân hàng và tổ chức tài chính tương tự, cụ thể là kết hợp và phân chia hợp đồng xây dựng như sau:
(i) Ngân hàng phải trình bày các nghĩa vụ nợ tiềm ẩn và các cam kết sau:
- Nội dung và giá trị của các cam kết cho vay không thể huỷ ngang (trường hợp huỷ ngang các cam kết không thể huỷ ngang thì phải chịu phạt).
- Nội dung và giá trị của các nghĩa vụ nợ tiềm ẩn và các cam kết được trình bày ngoài Bảng cân đối kế toán bao gồm các khoản liên quan đến.
+ Các khoản tín dụng gián tiếp, như: Các khoản bảo lãnh nợ, bảo lãnh thanh toán và thư tín dụng dự phòng có vai trò như là các khoản bảo lãnh tài chính cho các khoản vay và chứng khoán.
+ Các nghĩa vụ nợ tiềm ẩn liên quan đến các nghiệp vụ kinh tế, như: Bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh dự thầu, các khoản đảm bảo khác và thư tín dụng dự phòng liên quan đến các nghiệp vụ đặc biệt.
+ Các nghĩa vụ nợ tiềm ẩn ngắn hạn phát sinh từ việc giao nhận hàng hoá, như: Thư tín dụng, chứng từ có sử dụng hàng hoá giao nhận làm tài sản đảm bảo.
+ Các cam kết khác và cam kết bảo lãnh phát hành chứng từ có giá khác.
Toàn văn File Word Thông tư hướng dẫn chế độ kế toán năm 2023 |
Hướng dẫn thực hiện chuẩn mực kế toán số 22 - Trình bày bổ sung BCTC ngân hàng và tổ chức tài chính tương tự (Phần 4)
(Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
(ii) Nhiều Ngân hàng cũng thực hiện các giao dịch không được ghi nhận là tài sản hay nợ phải trả trên Bảng cân đối kế toán nhưng chúng làm phát sinh các nghĩa vụ nợ tiềm ẩn và các cam kết.
Những khoản mục này thường có vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh và có mối liên quan chặt chẽ với mức độ rủi ro của các Ngân hàng. Những khoản mục này có thể làm tăng, giảm các khoản rủi ro khác, (Như: Nghiệp vụ phòng ngừa rủi ro về tài sản và nợ phải trả trên Bảng cân đối kế toán).
(iii) Người sử dụng thông tin trên báo cáo tài chính của Ngân hàng cần phải biết về các nghĩa vụ nợ tiềm ẩn và các cam kết không huỷ ngang của Ngân hàng để đánh giá tính thanh khoản, khả năng trả nợ và khả năng cố hữu của các khoản lỗ tiềm tàng.
Ngân hàng phải phân tích các khoản mục tài sản và nợ phải trả theo các nhóm có kỳ hạn phù hợp dựa trên thời gian còn lại tính từ ngày khoá sổ lập Báo cáo tài chính đến ngày đáo hạn theo điều khoản hợp đồng.
Sự phù hợp và sự không phù hợp có kiểm soát về kỳ hạn và lãi suất giữa tài sản và nợ phải trả có ý nghĩa quan trọng trong quản lý của Ngân hàng.
Trong thực tế rất hiếm Ngân hàng tạo được sự phù hợp hoàn hảo, bởi vì các giao dịch thường có kỳ hạn không chắc chắn và thuộc rất nhiều loại hình nghiệp vụ khác nhau trong hoạt động kinh doanh. Tình trạng không phù hợp có thể làm tăng khả năng sinh lời nhưng cũng có thể làm tăng rủi ro tổn thất.
Kỳ hạn của tài sản và nợ phải trả và khả năng thay thế các khoản nợ chịu lãi khi đến hạn thanh toán với một mức phí có thể chấp nhận được là yếu tố quan trọng trong việc đánh giá tính thanh khoản và mức độ rủi ro khi có thay đổi lãi suất và tỷ giá hối đoái của Ngân hàng.
Để cung cấp thông tin thích hợp cho việc đánh giá tính thanh khoản thì tối thiểu Ngân hàng phải phân tích được tài sản và nợ phải trả theo các nhóm kỳ hạn thích hợp.
Quý khách hàng xem tiếp tục >> Hướng dẫn thực hiện chuẩn mực kế toán số 22 - Trình bày bổ sung BCTC ngân hàng và tổ chức tài chính tương tự (Phần 5).