PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP tiếp tục hướng dẫn chuẩn mực kế toán số 22 - Trình bày bổ sung BCTC ngân hàng và tổ chức tài chính tương tự, cụ thể như sau:
Căn cứ vào Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam chuẩn mực kế toán số 22 ban hành kèm theo Quyết định 12/2005/QĐ-BTC, bài viết tiếp tục đề cập đến quy định hướng dẫn thực hiện chuẩn mực kế toán số 22 - Trình bày bổ sung báo cáo tài chính ngân hàng và tổ chức tài chính tương tự như sau:
Việc phân nhóm theo kỳ hạn các tài sản và nợ phải trả cụ thể rất khác nhau giữa các Ngân hàng và tuỳ thuộc vào loại tài sản và nợ phải trả, như một số kỳ hạn thường được sử dụng sau:
- Dưới 1 tháng.
- Từ 1 tháng đến 3 tháng.
- Từ trên 3 tháng đến 1 năm.
- Từ trên 1 năm đến 3 năm.
- Từ trên 3 năm đến 5 năm.
- Từ trên 5 năm trở lên.
Thông thường những kỳ hạn này được kết hợp với nhau, ví dụ: Trường hợp cho vay và ứng trước có thể được phân ra kỳ hạn dưới 1 năm và trên 1 năm. Nếu việc hoàn trả kéo dài trong nhiều kỳ, thì mỗi lần thanh toán được phân bổ theo kỳ hạn được thoả thuận trong hợp đồng tín dụng hoặc được dự kiến thanh toán hoặc trả nợ.
Toàn văn File Word Thông tư hướng dẫn chế độ kế toán năm 2023 |
Hướng dẫn thực hiện chuẩn mực kế toán số 22 - Trình bày bổ sung BCTC ngân hàng và tổ chức tài chính tương tự (Phần 5)
(Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Kỳ hạn áp dụng cho việc phân loại kỳ hạn tài sản và nợ phải trả đòi hỏi phải nhất quán với nhau. Điều này chỉ ra một cách rõ ràng mức độ phù hợp về kỳ hạn của tài sản và nợ phải trả và sự phụ thuộc của Ngân hàng vào các nguồn vốn có thể huy động nhanh.
Các kỳ hạn có thể được xác định theo những thời hạn sau:
- Thời gian còn lại đến ngày phải trả.
- Kỳ hạn gốc đến ngày phải trả; hoặc
- Thời gian còn lại đến ngày lãi suất thay đổi.
Việc phân tích tài sản và nợ phải trả dựa vào khoảng thời gian còn lại đến ngày đáo hạn sẽ cung cấp cơ sở tốt nhất để đánh giá khả năng thanh khoản của Ngân hàng. Ngân hàng cũng có thể trình bày kỳ hạn phải trả dựa vào kỳ hạn gốc để cung cấp thông tin về nguồn vốn và chiến lược kinh doanh.
Ngoài ra Ngân hàng có thể trình bày các nhóm kỳ hạn đến hạn tiếp theo dựa trên thời gian còn lại đến kỳ thay đổi lãi suất tiếp theo để phản ánh mức độ rủi ro lãi suất. Ban Giám đốc có thể cung cấp thông tin trên báo cáo tài chính về khả năng thay đổi lãi suất và cách thức quản lý và kiểm soát rủi ro lãi suất đó.
Trên thực tế, những khoản tiền gửi và ứng trước không kỳ hạn từ Ngân hàng thường có thời gian hoàn trả dài hơn thời gian của hợp đồng tín dụng. Ngày thực tế hoàn trả có hiệu lực thường muộn hơn ngày ghi trong hợp đồng.
Ngân hàng cần phải trình bày việc phân tích ngày phải trả theo hợp đồng mặc dù không phải là kỳ hạn thực tế bởi vì kỳ đáo hạn ghi trong hợp đồng phản ánh những rủi ro có tính thanh khoản liên quan tới tài sản và nợ phải trả của Ngân hàng.
Một số tài sản của Ngân hàng không có kỳ hạn thanh toán theo hợp đồng. Kỳ hạn mà những tài sản này được giả định thanh toán thường được coi là ngày tài sản sẽ được thực hiện.
Việc đánh giá khả năng thanh khoản của Ngân hàng dựa vào việc công khai kỳ hạn các tài sản và nợ phải trả cần được xem xét trong bối cảnh cụ thể của Ngân hàng, bao gồm cả sự sẵn có các nguồn vốn huy động đối với Ngân hàng.
Để cung cấp cho người sử dụng sự hiểu biết đầy đủ về các nhóm kỳ hạn của tài sản và nợ phải trả, khi trình bày báo cáo tài chính cần bổ sung thêm thông tin về khả năng có thể hoàn trả trước trong thời gian còn lại.
Do vậy, báo cáo tài chính cần phải cung cấp thông tin, kỳ hạn thực tế và cách thức quản lý, kiểm soát rủi ro liên quan đến đặc trưng của các kỳ hạn khác nhau và lãi suất.
Quý khách hàng xem tiếp tục >> Hướng dẫn thực hiện chuẩn mực kế toán số 22 - Trình bày bổ sung BCTC ngân hàng và tổ chức tài chính tương tự (Phần 6).