PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP tiếp tục hướng dẫn chuẩn mực kế toán số 22 - Trình bày bổ sung BCTC ngân hàng và tổ chức tài chính tương tự, cụ thể như sau:
Căn cứ vào Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam chuẩn mực kế toán số 22 ban hành kèm theo Quyết định 12/2005/QĐ-BTC, bài viết tiếp tục đề cập đến quy định hướng dẫn thực hiện chuẩn mực kế toán số 22 - Trình bày bổ sung báo cáo tài chính ngân hàng và tổ chức tài chính tương tự như sau:
Trong Bảng cân đối kế toán, Ngân hàng phải trình bày các nhóm tài sản và nợ phải trả theo bản chất và sắp xếp theo thứ tự phản ánh tính thanh khoản giảm dần của chúng.
Ngoài các yêu cầu của chuẩn mực kế toán khác, Bảng cân đối kế toán hoặc Bản thuyết minh báo cáo tài chính của Ngân hàng phải trình bày tối thiểu các khoản mục tài sản và nợ phải trả sau đây:
- Khoản mục tài sản:
+ Tiền mặt, vàng bạc, đá quý.
+ Tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước.
+ Tín phiếu Kho bạc và các chứng chỉ có giá khác dùng tái chiết khấu với Ngân hàng Nhà nước.
+ Trái phiếu Chính phủ và các chứng khoán khác được nắm giữ với mục đích thương mại.
+ Tiền gửi tại các Ngân hàng khác, cho vay và ứng trước cho các tổ chức tín dụng và các tổ chức tài chính tương tự khác.
+ Tiền gửi khác trên thị trường tiền tệ.
+ Cho vay và ứng trước cho khách hàng.
+ Chứng khoán đầu tư.
+ Góp vốn đầu tư.
- Khoản mục nợ phải trả:
+ Tiền gửi của các ngân hàng và các tổ chức tương tự khác.
+ Tiền gửi từ thị trường tiền tệ.
+ Tiền gửi của khách hàng.
+ Chứng chỉ tiền gửi.
+ Thương phiếu, hối phiếu và các chứng chỉ nhận nợ.
+ Các khoản đi vay khác.
Toàn văn File Word Thông tư hướng dẫn chế độ kế toán năm 2023 |
Hướng dẫn thực hiện chuẩn mực kế toán số 22 - Trình bày bổ sung BCTC ngân hàng và tổ chức tài chính tương tự (Phần 3)
(Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Cách phân loại tài sản và nợ phải trả hữu ích nhất của Ngân hàng là phân loại chúng theo bản chất và sắp xếp theo tính thanh khoản tương ứng với kỳ đáo hạn của chúng.
Các khoản mục tài sản, nợ phải trả ngắn hạn và dài hạn không được trình bày riêng biệt vì phần lớn tài sản và nợ phải trả của Ngân hàng có thể được thực hiện hoặc thanh toán trong tương lai gần.
Sự phân biệt giữa số dư tiền gửi của ngân hàng tại các Ngân hàng khác và tại các đơn vị khác trên thị trường tiền tệ với tiền gửi của khách hàng là thông tin thiết thực vì cho biết mối liên hệ, sự độc lập của Ngân hàng với các Ngân hàng khác cũng như với thị trường tiền tệ. Do vậy các Ngân hàng phải trình bày tách biệt các khoản:
- Số dư tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước.
- Các khoản tiền gửi tại các Ngân hàng khác.
- Các khoản tiền gửi tại các nơi khác trên thị trường tiền tệ.
- Các khoản tiền gửi của các Ngân hàng khác.
- Các khoản tiền gửi của các đối tượng khác trên thị trường tiền tệ.
Ngân hàng không được bù trừ bất kỳ khoản mục tài sản và nợ phải trả với các khoản mục tài sản và nợ phải trả khác trong Bảng cân đối kế toán, trừ trường hợp pháp luật quy định cho phép bù trừ và việc bù trừ thể hiện dự kiến điều chuyển thanh lý hoặc quyết toán khoản tài sản và nợ phải trả.
Quý khách hàng xem tiếp tục >> Hướng dẫn thực hiện chuẩn mực kế toán số 22 - Trình bày bổ sung BCTC ngân hàng và tổ chức tài chính tương tự (Phần 4).