PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP tiếp tục hướng dẫn chuẩn mực kế toán số 22 - Trình bày bổ sung BCTC ngân hàng và tổ chức tài chính tương tự, cụ thể như sau:
>> Hướng dẫn thực hiện chuẩn mực kế toán số 17 - Thuế thu nhập doanh nghiệp (Phần 3)
Căn cứ vào Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam chuẩn mực kế toán số 22 ban hành kèm theo Quyết định 12/2005/QĐ-BTC, bài viết tiếp tục đề cập đến quy định hướng dẫn thực hiện chuẩn mực kế toán số 22 - Trình bày bổ sung báo cáo tài chính ngân hàng và tổ chức tài chính tương tự, cụ thể là kết hợp và phân chia hợp đồng xây dựng như sau:
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng phải trình bày các khoản thu nhập và chi phí theo bản chất của chúng và phải trình bày giá trị các loại thu nhập và chi phí chủ yếu.
Ngoài các yêu cầu của chuẩn mực kế toán khác, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hay Bản thuyết minh báo cáo tài chính của Ngân hàng phải trình bày tối thiểu các khoản mục thu nhập, chi phí sau đây:
- Thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự.
- Chi phí lãi và các chi phí tương tự.
- Lãi được chia từ góp vốn và mua cổ phần.
- Thu phí hoạt động dịch vụ.
- Phí và chi phí hoa hồng.
- Lãi hoặc lỗ thuần từ kinh doanh chứng khoán kinh doanh.
- Lãi hoặc lỗ thuần từ kinh doanh chứng khoán đầu tư.
- Lãi hoặc lỗ thuần hoạt động kinh doanh ngoại hối.
- Thu nhập từ hoạt động khác.
- Tổn thất khoản cho vay và ứng trước.
- Chi phí quản lý.
- Chi phí hoạt động khác.
Toàn văn File Word Thông tư hướng dẫn chế độ kế toán năm 2023 |
Hướng dẫn thực hiện chuẩn mực kế toán số 22 - Trình bày bổ sung BCTC ngân hàng và tổ chức tài chính tương tự (Phần 2)
(Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Các loại thu nhập chủ yếu phát sinh từ hoạt động của Ngân hàng bao gồm: Thu nhập lãi, thu phí dịch vụ, hoa hồng và các kết quả kinh doanh khác. Mỗi loại thu nhập được trình bày theo các chỉ tiêu riêng biệt để giúp người sử dụng có thể đánh giá được tình hình hoạt động của Ngân hàng. Việc trình bày như vậy để bổ sung thêm thông tin về các nguồn thu nhập theo yêu cầu của Chuẩn mực số 28 "Báo cáo bộ phận".
Các loại chi phí chủ yếu phát sinh từ hoạt động của Ngân hàng bao gồm: Chi phí lãi, chi phí hoa hồng, chi phí dự phòng rủi ro tổn thất các khoản cho vay và ứng trước, chi phí dự phòng giảm giá các khoản đầu tư và chi phí quản lý. Mỗi loại chi phí được trình bày theo chỉ tiêu riêng giúp người sử dụng đánh giá được tình hình hoạt động của Ngân hàng.
Các khoản mục thu nhập và chi phí không được bù trừ, ngoại trừ trường hợp những khoản mục liên quan đến tài sản và nợ phải trả, tài sản để đảm bảo rủi ro được bù trừ theo quy định tại mục 2.3.4 Phần 3.
Sự bù trừ trong trường hợp không liên quan đến các hợp đồng tự bảo hiểm, tài sản và nợ phải trả được bù trừ theo quy định tại mục 2.3.4 Phần 3 sẽ gây khó khăn cho người sử dụng trong việc đánh giá hoạt động của Ngân hàng, ngược lại nó sẽ giúp phân tích được cách phân loại các tài sản chi tiết.
Lãi và lỗ phát sinh từ mỗi giao dịch dưới đây được báo cáo trên cơ sở thuần:
- Thanh lý chứng khoán kinh doanh.
- Thanh lý chứng khoán đầu tư.
- Hoạt động kinh doanh ngoại hối.
Thu nhập lãi và chi phí lãi được trình bày riêng rẽ nhằm cung cấp thông tin dễ hiểu hơn về các yếu tố cấu thành lãi thuần và lý do của sự thay đổi lãi thuần.
Lãi thuần là chênh lệch của lãi suất và giá trị khoản đi vay và cho vay. Lãi thuần rất hữu ích nếu Ban Lãnh đạo diễn giải lãi suất trung bình, giá trị trung bình của tài sản sinh lời và giá trị trung bình của các khoản nợ phát sinh trong kỳ.
Trường hợp được Nhà nước trợ giúp về lãi suất thì báo cáo tài chính phải trình bày quy mô của các khoản tín dụng ưu đãi này và ảnh hưởng của chúng đến lãi thuần.
Quý khách hàng xem tiếp tục >> Hướng dẫn thực hiện chuẩn mực kế toán số 22 - Trình bày bổ sung BCTC ngân hàng và tổ chức tài chính tương tự (Phần 3).