PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP tiếp tục hướng dẫn thực hiện chuẩn mực kế toán số 17 - Thuế thu nhập doanh nghiệp qua bài viết sau đây:
>> Hướng dẫn thực hiện chuẩn mực kế toán số 17 - Thuế thu nhập doanh nghiệp (Phần 7)
>> Hướng dẫn thực hiện chuẩn mực kế toán số 17 - Thuế thu nhập doanh nghiệp (Phần 6)
Căn cứ theo Chuẩn mực số 17 - Thuế thu nhập doanh nghiệp (ban hành và công bố theo Quyết định 12/2005/QĐ-BTC về sáu (06) chuẩn mực kế toán Việt Nam (đợt 4) của Bộ trưởng Bộ Tài chính), Chuẩn mực kế toán số 17 - Thuế thu nhập doanh nghiệp tiếp tục được quy định như sau:
Tại các ngày kết thúc niên độ kế toán, doanh nghiệp phải đánh giá các tài sản thuế thu nhập hoãn lại chưa được ghi nhận. Doanh nghiệp cần ghi nhận tài sản thuế thu nhập hoãn lại trước đó chưa được ghi nhận khi việc có được lợi nhuận tính thuế trong tương lai để cho phép tài sản thuế hoãn lại được thu hồi trở nên chắc chắn. Ví dụ, việc cải thiện điều kiện kinh doanh làm cho yếu tố chắc chắn trở nên rõ ràng hơn là doanh nghiệp sẽ tạo ra đủ lợi nhuận tính thuế trong tương lai, thỏa mãn các quy định trong Mục 2.5.1 Phần 5 hoặc khoản (i) Mục 2.6 Phần 7 của bài viết.
Toàn văn File Word Thông tư hướng dẫn chế độ kế toán năm 2023 |
Hướng dẫn thực hiện chuẩn mực kế toán số 17 - Thuế thu nhập doanh nghiệp (Phần 8) (Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Một doanh nghiệp phải ghi nhận thuế thu nhập hoãn lại phải trả cho tất cả các chênh lệch tạm thời chịu thuế gắn liền với các khoản đầu tư vào công ty con, chi nhánh, công ty liên kết và các khoản vốn góp liên doanh, trừ khi đáp ứng được cả 2 điều kiện sau:
- Công ty mẹ, nhà đầu tư hoặc bên liên doanh có khả năng kiểm soát thời gian hoàn nhập khoản chênh lệch tạm thời;
- Chắc chắn khoản chênh lệch tạm thời sẽ không được hoàn nhập trong tương lai có thể dự đoán được.
Khi một công ty mẹ kiểm soát được chính sách chia cổ tức của công ty con, công ty mẹ có thể kiểm soát thời gian hoàn nhập các chênh lệch tạm thời gắn liền với khoản đầu tư đó (bao gồm các chênh lệch tạm thời phát sinh không chỉ từ lợi nhuận chưa phân phối mà còn từ các chênh lệch chuyển đổi ngoại tệ).
Hơn nữa, thường không thể xác định được giá trị khoản thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ phải trả khi chênh lệch tạm thời hoàn nhập. Khi công ty mẹ xác định lợi nhuận của công ty con sẽ không được phân phối trong tương lai có thể dự đoán được, thì công ty mẹ không ghi nhận thuế thu nhập hoãn lại phải trả. Đối với khoản đầu tư vào các chi nhánh, quá trình xem xét cũng diễn ra tương tự.
- Doanh nghiệp ghi nhận theo đơn vị tiền tệ chính thức trong ghi chép kế toán cho các khoản mục tài sản và nợ phải trả phi tiền tệ của hoạt động ở nước ngoài mà hoạt động này là một phần không thể tách rời với hoạt động của doanh nghiệp (xem Chuẩn mực kế toán số 10 “ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá hối đoái”).
- Khi lợi nhuận tính thuế hay lỗ tính thuế và cơ sở tính thuế thu nhập của khoản mục tài sản và nợ phải trả phi tiền tệ của hoạt động ở nước ngoài được xác định bằng ngoại tệ, thì các thay đổi tỷ giá hối đoái cũng làm phát sinh các chênh lệch tạm thời.
+ Chênh lệch tạm thời này liên quan đến tài sản và nợ phải trả của hoạt động ở nước ngoài chứ không liên quan tới khoản đầu tư của doanh nghiệp báo cáo nên doanh nghiệp báo cáo ghi nhận nợ thuế thu nhập hoãn lại phải trả hoặc tài sản thuế thu nhập hoãn lại (nếu thỏa mãn điều kiện tại Mục 2.5.1 Phần 5 của bài viết) phát sinh.
+ Thuế thu nhập hoãn lại phát sinh được ghi nhận vào Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (xem Mục 2.11.1 Phần 11 của bài viết).
Quý khách hàng xem tiếp >> Hướng dẫn thực hiện chuẩn mực kế toán số 17 - Thuế thu nhập doanh nghiệp (Phần 9)