Hiện nay, việc thực hiện chuẩn mực kế toán số 11 - Hợp nhất kinh doanh được quy định như thế nào? – Thúy Hằng (Khánh Hòa).
>> Hướng dẫn thực hiện chuẩn mực kế toán số 28 - Báo cáo bộ phận (Phần 12)
>> Hướng dẫn thực hiện chuẩn mực kế toán số 28 - Báo cáo bộ phận (Phần 11)
Căn cứ theo quy định tại Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam Chuẩn mực số 11 Hợp nhất kinh doanh (ban hành và công bố theo Quyết định 100/2005/QĐ-BTC về bốn (04) chuẩn mực kế toán Việt Nam (đợt 5) của Bộ trưởng Bộ Tài chính), chuẩn mực kế toán số 11 - Hợp nhất kinh doanh được quy định như sau:
- Mục đích của chuẩn mực kế toán số 11 - Hợp nhất kinh doanh là quy định và hướng dẫn các nguyên tắc và phương pháp kế toán việc hợp nhất kinh doanh theo phương pháp mua. Bên mua ghi nhận tài sản, nợ phải trả có thể xác định được, các khoản nợ tiềm tàng theo giá trị hợp lý tại ngày mua và ghi nhận lợi thế thương mại.
- Chuẩn mực kế toán số 11 - Hợp nhất kinh doanh áp dụng cho việc hạch toán hợp nhất kinh doanh theo phương pháp mua.
- Chuẩn mực kế toán số 11 - Hợp nhất kinh doanh không áp dụng đối với:
+ Hợp nhất kinh doanh trong trường hợp các doanh nghiệp riêng biệt hoặc các hoạt động kinh doanh riêng biệt được thực hiện dưới hình thức liên doanh;
+ Hợp nhất kinh doanh liên quan đến các doanh nghiệp hoặc các hoạt động kinh doanh cùng dưới một sự kiểm soát chung;
+ Hợp nhất kinh doanh liên quan đến hai hoặc nhiều doanh nghiệp tương hỗ;
+ Hợp nhất kinh doanh trong trường hợp các doanh nghiệp riêng biệt hoặc các hoạt động kinh doanh riêng biệt được hợp nhất lại để hình thành một đơn vị báo cáo thông qua một hợp đồng mà không xác định được quyền sở hữu.
Toàn văn File Word Thông tư hướng dẫn chế độ kế toán năm 2023 |
Hướng dẫn thực hiện chuẩn mực kế toán số 11 - Hợp nhất kinh doanh (Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Hợp nhất kinh doanh là việc kết hợp các doanh nghiệp riêng biệt hoặc các hoạt động kinh doanh riêng biệt thành một đơn vị báo cáo.
+ Kết quả của phần lớn các trường hợp hợp nhất kinh doanh là một doanh nghiệp (bên mua) nắm được quyền kiểm soát một hoặc nhiều hoạt động kinh doanh khác (bên bị mua).
+ Nếu một doanh nghiệp nắm quyền kiểm soát một hoặc nhiều đơn vị khác không phải là các hoạt động kinh doanh thì việc kết hợp các đơn vị này không phải là hợp nhất kinh doanh.
+ Khi một doanh nghiệp mua một nhóm các tài sản hoặc các tài sản thuần nhưng không cấu thành một hoạt động kinh doanh thì phải phân bổ giá phí của nhóm tài sản đó cho các tài sản và nợ phải trả có thể xác định riêng rẽ trong nhóm tài sản đó dựa trên giá trị hợp lý tương ứng tại ngày mua.
- Hợp nhất kinh doanh có thể được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như:
+ Một doanh nghiệp có thể mua cổ phần của một doanh nghiệp khác;
+ Mua tất cả tài sản thuần của một doanh nghiệp khác, gánh chịu các khoản nợ của một doanh nghiệp khác;
+ Mua một số tài sản thuần của một doanh nghiệp khác để cùng hình thành nên một hoặc nhiều hoạt động kinh doanh.
- Việc mua, bán có thể được thực hiện bằng việc phát hành công cụ vốn hoặc thanh toán bằng tiền, các khoản tương đương tiền hoặc chuyển giao tài sản khác hoặc kết hợp các hình thức trên.
- Các giao dịch này có thể diễn ra giữa các cổ đông của các doanh nghiệp tham gia hợp nhất hoặc giữa một doanh nghiệp và các cổ đông của doanh nghiệp khác.
- Hợp nhất kinh doanh có thể bao gồm việc thành lập một doanh nghiệp mới để kiểm soát các doanh nghiệp tham gia hợp nhất hoặc các tài sản thuần đã được chuyển giao, hoặc tái cơ cấu một hoặc nhiều doanh nghiệp tham gia hợp nhất.
Quý khách hàng xem tiếp >> Hướng dẫn thực hiện chuẩn mực kế toán số 11 - Hợp nhất kinh doanh (Phần 2)