Nhãn hiệu là dấu hiệu để phân biệt giữa đơn vị kinh doanh này với đơn vị kinh doanh khác. Đăng ký nhãn hiệu là một trong những bước quan trọng trước khi đặt chân vào thị trường. Đăng ký nhãn hiệu không chỉ là điều kiện cần và đủ cho DN mà còn là nền tảng cho việc phát triển tài sản DN.
>> 05 trường hợp nhãn hiệu không đáp ứng được các điều kiện bảo hộ
>> Hướng dẫn cách tra cứu nhãn hiệu
Nguồn:Internet
1. Tại sao phải đăng ký nhãn hiệu?
Đăng ký nhãn hiệu là thủ tục hành chính do cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành với ý nghĩa thừa nhận quyền sở hữu đối với nhãn hiệu.
Để tránh không vi phạm nhãn hiệu của người khác, có căn cứ pháp lý bảo vệ cho quyền lợi của mình trước những hành vi sử dụng trái phép nhãn hiệu đó. Nhãn hiệu được xem như một tài sản trí tuệ của doanh nghiệp, tổ chức hay cá nhân. Do vậy, việc đăng ký nhằm bảo vệ tài sản Sở hữu trí tuệ đối của mỗi cá nhân, tổ chức. Mọi tổ chức, cá nhân kinh doanh đều có quyền đăng ký nhãn hiệu cho hàng hóa, dịch vụ của mình.
- Đối với các cá nhân, tổ chức kinh doanh tại Việt Nam:
- Đối với cá nhân, tổ chức nước ngoài được quy định tại Điều 89 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, bao gồm:
Như vậy, các tổ chức, cá nhân ngước ngoài có thường trú/ không thường trú tại Việt Nam, có/không có cơ sở sản xuất, kinh doanh tại Vn hay không đều có quyền đăng ký nhãn hiệu, tuy nhiên tổ chức, cá nhân nước ngoài cần lưu mình thuộc đối tượng nào để xác định chủ thể được nộp đơn đăng ký xác lập quyền.
2. Thủ tục đăng ký nhãn hiệu
a) Tra cứu nhãn hiệu: nhằm kiểm tra có nhãn hiệu trùng hay tương tự với nhãn hiệu của chủ thể khác hay không. Đồng thời đánh giá được khả năng nhãn hiệu đó có được cấp văn bằng bảo hộ hay không.
Có 02 hình thức tra cứu để khách hàng tham khảo và cân nhắc
Với số lượng đăng ký đơn hằng năm là rất nhiều nên việc tra cứu nhằm đảm bảo khả năng đăng ký nhãn hiệu.
b) Hồ sơ đăng ký bao gồm:
- 02 Tờ khai yêu cầu cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu (theo mẫu số 04-NH Thông tư 01/2007/TTBKHCN)
- 05 Mẫu nhãn hiệu kèm theo (tổng thể nhãn hiệu phải được trình bày trong khuôn mẫu nhãn hiệu có kích thước 80mm x 80mm. Nếu yêu cầu bảo hộ màu sắc thì tất cả các mẫu nhãn hiệu trên tờ khai và kèm theo đều phải được trình bày đúng màu sắc cần bảo hộ);
- Chứng từ nộp phí, lệ phí.
- 01 Bản sao y Giấy phép đăng ký kinh doanh có công chứng hoặc chứng minh thư/hộ chiếu/thẻ căn cước công dân để lấy thông tin soạn hồ sơ (mục đích là để lấy thông tin soạn giấy ủy quyền và hồ sơ đăng ký);
- 01 Giấy ủy quyền (trường hợp cá nhân, tổ chức ủy quyền cho tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp nộp đơn)
- Các tài liệu khác (nếu có):
c) Hình thức nộp đơn:
- Nộp trực tiếp:
Người nộp đơn có thể nộp đơn đăng ký nhãn hiệu trực tiếp hoặc qua dịch vụ của bưu điện đến một trong các điểm tiếp nhận đơn của Cục Sở hữu trí tuệ. Cụ thể:
- Nộp đơn trực tuyến:
Người nộp đơn cần có chứng thư số và chữ ký số, đăng ký tài khoản trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến và được Cục Sở hữu trí tuệ phê duyệt tài khoản để thực hiện các giao dịch đăng ký quyền SHCN.
Lưu ý: Trên thực tế, hình thức nộp đơn trực tuyến đã được áp dụng nhưng phải thông qua khá nhiều quy trình (có chữ ký số hoặc chứng thư số), hơn thế nữa khi nộp phí/ lệ phí, DN chỉ được chuyển tiền thông qua Ngân hàng mà không phải là hình thức khác. Vì thế, nếu có nhu cầu đăng ký nhãn hiệu, DN nên áp dụng hình thức nộp đơn trực tiếp hoặc thông qua dịch vụ bưu điện.
d) Theo dõi đơn đăng ký:
Kể từ ngày được Cục Sở hữu trí tuệ tiếp nhận, đơn đăng ký nhãn hiệu được xem xét theo trình tự sau:
Trường hợp đơn đăng ký nhãn hiệu đủ điều kiện bảo hộ, Cục SHTT sẽ ra thông báo cấp giấy chứng nhận đăng ký cho chủ sở hữu.
Lưu ý: Thời hạn bảo hộ nhãn hiệu trong vòng 10 năm kể từ ngày nộp đơn (ngày ưu tiên). Cá nhân, tổ chức được quyền gia hạn văn bằng bảo hộ và được gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần 10 năm đối với toàn bộ hoặc một phần danh mục hàng hóa, dịch vụ được quy định tại điểm a khoản 19 Điều 1 Thông tư 16/2016/TT-BKHCN.
Căn cứ pháp lý: