Giai đoạn thẩm định về nội dung là một trong những giai đoạn quan trọng quyết định nhãn hiệu có được cấp bằng bảo hộ hay không. Tuy nhiên, đa số DN vẫn mắc phài những lý do khiến nhãn hiệu bị từ chối bảo hộ. Cụ thể:
>> Hướng dẫn cách tra cứu nhãn hiệu
>> 12 loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả
Nguồn: Internet
Theo Điều 73 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định các dấu hiệu sau đây không được bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệu, bao gồm:
1. Hình quốc kỳ, quốc huy của các nước:
Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với hình quốc kỳ, quốc huy của các nước vì quốc kỳ, quốc huy là biểu tượng chung của từng quốc gia nên không cấp sở hữu riêng cho bất kỳ cá nhân, tổ chức nào khác.
Trong quá trình thiết kế cũng như đăng ký bảo hộ, nếu nhãn hiệu của tổ chức cá nhân có chứa hình ảnh trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với dấu hiệu quốc gia hay quốc kỳ của các nước sẽ bị Cục SHTT từ chối cấp văn bằng. Ví dụ như quốc huy và quốc kỳ của Canada.
Quốc kỳ Canada (Nguồn:Internet)
Quốc huy Canada (Nguồn:Internet)
2. Biểu tượng, cờ của các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị- xã hội,..
Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với biểu tượng, cờ, huy hiệu, tên viết tắt, tên đầy đủ của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp của Việt Nam và tổ chức quốc tế, nếu không được cơ quan, tổ chức đó cho phép.
Trường hợp này có quy định cho cá nhân, tổ chức nếu muốn sử dụng huy hiệu hay biểu tượng của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị xã hội thì phải có sự cho phép của các cơ quan, tổ chức đó. Trong trường họp không được cấp phép, bạn nên bỏ các yếu tố gây nhầm lẫn, tránh việc vi phạm sau này.
Chẳng hạn, UNICEF là một tổ chức trong lĩnh vực thúc đẩy và bảo vệ trẻ em. Nếu DN bạn muốn sử dụng biểu tượng này, bạn phải có sự cho phép của tổ chức đó.
Nguồn:Internet
3. Tên, bút danh, hình ảnh của lãnh tụ, anh hùng dân tộc,…
Bạn không được phép sure dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thật, biệt hiệu, bút danh, hình ảnh của lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân của Việt Nam, của nước ngoài. Bởi vì nó còn liên quan đến quyền nhân thân của họ.
Chẳng hạn: một DN kinh doanh dược phẩm đăng ký nhãn hiệu “Hải Thượng lãn ông & chân dung Hải Thượng lãn ông”, mặc nhiên nhãn hiệu này sẽ không được bảo hộ vì nhãn hiệu là tên và chân dung của một danh nhân trong lĩnh vực thuốc chữa bệnh của Việt Nam nên không thuộc phạm vi đối tượng được bảo hộ.
Nguồn Internet
4. Dấu chứng nhận, dấu kiểm tra, dấu bảo hành của tổ chức.
Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với dấu chứng nhận, dấu kiểm tra, dấu bảo hành của tổ chức quốc tế mà tổ chức đó có yêu cầu không được sử dụng, trừ trường hợp chính tổ chức này đăng ký các dấu đó làm nhãn hiệu chứng nhận.
“Dấu chứng nhận” là yếu tố thể hiện sản phẩm, dịch vụ của một cá nhân hay tổ chức đáp ứng đủ các yêu cầu mà tổ chức sở hữu dấu chứng nhận cấp phép. “Dấu kiểm tra” “Dấu bảo hành” là yếu tố thể hiện trên sản phẩm, dịch vụ được nhà cung cấp sản phẩm dịch vụ cam kết bảo hành khi khách hàng sử dụng.
Việc sử dụng các dấu chứng nhận, dấu kiểm tra hay dấu bảo hành trên nhãn hiệu mà chưa được cấp phép là hành vi vi phạm quyền sở hữu theo quy định của pháp luật và sẽ bị xử lý bởi cơ quan có thẩm quy.
Nguồn Internet
5. Nguồn gốc xuất xứ, tính năng, công dụng của hàng hóa, dịch vụ:
Dấu hiệu làm hiểu sai lệch, gây nhầm lẫn hoặc có tính chất lừa dối người tiêu dùng về nguồn gốc xuất xứ, tính năng, công dụng, chất lượng, giá trị hoặc các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ.
Hiện nay, người tiêu dùng cũng ngày càng khắc khe với sản phẩm, dịch vụ mà họ sử dụng. Vì thế, nếu nhãn hiệu được sử dụng trong sản phẩm, dịch vụ gây nhầm lẫn hoặc mang một thông tin sai lệch về hàng hóa, dịch vụ đó sẽ bị xử lý rất khắc khe và có thể thông tin đó sẽ ảnh hưởng đến uy tín của chủ thể khác.
Nguồn: từ trang web của Cục SHTT
Chẳng hạn, trong trường hợp này, đơn số 4-2008-20839 – Nhóm 09 Cửa quay tự động, đã bị Cục SHTT từ chối nội dung, vì các hàng hóa không có nguồn gốc từ các nước được chỉ dẫn như trong nhãn hiệu.
Căn cứ pháp lý: