PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP tiếp tục hướng dẫn tài khoản 515 (doanh thu hoạt động tài chính) theo Thông tư 200/2014/TT-BTC qua bài viết sau đây:
>> Hướng dẫn tài khoản 515 (doanh thu hoạt động tài chính) theo Thông tư 200/2014/TT-BTC (Phần 2)
>> Hướng dẫn tài khoản 515 (doanh thu hoạt động tài chính) theo Thông tư 200/2014/TT-BTC
Tại phần 1 và phần 2 của bài viết đã hướng dẫn các nguyên tắc kế toán đối với tài khoản 515 (Doanh thu hoạt động tài chính) theo quy định tại khoản 1 Điều 80 Thông tư 200/2014/TT-BTC.
Sau đây, PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP sẽ hướng dẫn về kết cấu, nội dung phản ánh và các phương pháp kế toán một số giao dịch kinh tế chủ yếu của tài khoản 515 (Doanh thu hoạt động tài chính) theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 80 Thông tư 200/2014/TT-BTC. Cụ thể như sau:
Bên Nợ:
- Số thuế giá trị gia tăng phải nộp tính theo phương pháp trực tiếp (nếu có);
- Kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính thuần sang tài khoản 911- “Xác định kết quả kinh doanh”.
Bên Có: Các khoản doanh thu hoạt động tài chính phát sinh trong kỳ.
Tài khoản 515 không có số dư cuối kỳ.
Toàn văn File Word Thông tư hướng dẫn chế độ kế toán năm 2023 |
Hướng dẫn tài khoản 515 (doanh thu hoạt động tài chính) theo Thông tư 200/2014/TT-BTC (Phần 3)
(Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Phản ánh doanh thu cổ tức, lợi nhuận được chia bằng tiền phát sinh trong kỳ từ hoạt động góp vốn đầu tư:
- Khi nhận được thông báo về quyền nhận cổ tức, lợi nhuận từ hoạt động đầu tư, ghi:
Nợ tài khoản 138 - Phải thu khác.
Có tài khoản 515 - Doanh thu hoạt động tài chính.
- Trường hợp nếu cổ tức, lợi nhuận được chia bao gồm cả khoản lãi đầu tư dồn tích trước khi doanh nghiệp mua lại khoản đầu tư đó thì doanh nghiệp phải phân bổ số tiền lãi này, chỉ có phần tiền lãi của các kỳ mà doanh nghiệp mua khoản đầu tư này mới được ghi nhận là doanh thu hoạt động tài chính, còn khoản tiền lãi dồn tích trước khi doanh nghiệp mua lại khoản đầu tư đó thì ghi giảm giá trị của chính khoản đầu tư trái phiếu, cổ phiếu đó, ghi:
Nợ tài khoản 138 - Phải thu khác (tổng số cổ tức, lợi nhuận thu được).
Có các tài khoản 121, 221, 222, 228 (phần cổ tức, lợi nhuận dồn tích trước khi doanh nghiệp mua lại khoản đầu tư).
Có tài khoản 515 - Doanh thu hoạt động tài chính (phần cổ tức, lợi nhuận của các kỳ sau khi doanh nghiệp mua khoản đầu tư này).
- Đối với khoản cổ tức, lợi nhuận được chia đã sử dụng để đánh giá lại giá trị khoản đầu tư khi xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hoá:
+ Khi xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hoá, nếu các khoản đầu tư tài chính được đánh giá tăng tương ứng với phần sở hữu của doanh nghiệp cổ phần hoá trong lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của bên được đầu tư, doanh nghiệp cổ phần hoá phải ghi tăng vốn Nhà nước theo quy định của pháp luật.
+ Sau đó, khi nhận được phần cổ tức, lợi nhuận đã được dùng để đánh giá tăng vốn Nhà nước, doanh nghiệp cổ phần hoá không ghi nhận doanh thu hoạt động tài chính mà ghi giảm giá trị khoản đầu tư tài chính:
Nợ tài khoản 138 - Phải thu khác (tổng số cổ tức, lợi nhuận thu được).
Có các tài khoản 121, 221, 222, 228 (phần tiền lãi đầu tư dồn tích trước khi doanh nghiệp mua lại khoản đầu tư).
Định kỳ, khi có bằng chứng chắc chắn thu được khoản lãi cho vay (bao gồm cả lãi trái phiếu), lãi tiền gửi, lãi trả chậm, trả góp, ghi:
Nợ tài khoản 138 - Phải thu khác.
Nợ các tài khoản 121, 128 (nếu lãi cho vay định kỳ được nhập gốc).
Có tài khoản 515 - Doanh thu hoạt động tài chính.
Bằng chứng chắc chắn thu được các khoản phải thu này bao gồm:
- Khoản phải thu gốc không bị coi là nợ khó đòi thuộc đối tượng phải trích lập dự phòng hoặc nợ không có khả năng thu hồi, không thuộc diện bị khoanh nợ, giãn nợ.
- Có xác nhận nợ và cam kết trả nợ của bên nhận nợ.
- Các bằng chứng khác (nếu có).
Mời Quý khách hàng xem tiếp >> Hướng dẫn tài khoản 515 (doanh thu hoạt động tài chính) theo Thông tư 200/2014/TT-BTC (Phần 4).