Trong các cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp thường nhắc đến hợp đồng 68. Vậy hợp đồng 68 là gì? Ai được quyền ký hợp đồng 68? Mời quý thành viên cùng tham khảo nội dung dưới đây:
>> Điều kiện để NLĐ khởi kiện vụ án tranh chấp lao động cá nhân tại Tòa án
>> Doanh nghiệp có bao nhiêu lao động thì mới phải đóng bảo hiểm xã hội?
“Hợp đồng 68” là tên thường gọi của hợp đồng được ký theo Nghị định 68/2000/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 161/2018/NĐ-CP về thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp.
Theo Điều 1 Nghị định 68/2000/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 1 Điều 3 Nghị định 161/2018/NĐ-CP quy định những công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp bao gồm:
(i) Sửa chữa, bảo trì đối với hệ thống cấp điện, cấp, thoát nước ở công sở, xe ô tô và các máy móc, thiết bị khác đang được sử dụng trong cơ quan, đơn vị sự nghiệp;
(ii) Lái xe;
(iii) Bảo vệ;
(iv) Vệ sinh;
(v) Trông giữ phương tiện đi lại của cán bộ, công chức và khách đến làm việc với cơ quan, đơn vị sự nghiệp; và
(vi) Công việc thừa hành, phục vụ khác có yêu cầu trình độ đào tạo từ trung cấp trở xuống.
Theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 68/2000/NĐ-CP được hướng dẫn bởi mục III Thông tư 15/2001/TT-BTCCBCP quy định về điều kiện đối với bên ký “hợp đồng 68” như sau:
2.1. Đối với cá nhân:
- Có đủ sức khoẻ để làm việc theo yêu cầu của công việc do Bệnh viện đa khoa huyện, quận, tỉnh xác nhận;
- Có lý lịch lõ ràng, được Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú xác nhận;
- Có năng lực và trình độ để hoàn thành công việc (năng lực, trình độ ở đây phụ thuộc vào từng công việc mà cơ quan yêu cầu, cá nhân ký hợp đồng xuất trình những văn bằng, chứng chỉ cần thiết để có thể đảm nhận được nhiệm vụ trong hợp đồng ký kết);
- Không trong thời gian truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành án phạt tù cải tạo không giam giữ, quản chế hình sự, quản chế hành chính, đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc đưa vào các cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục và trong thời gian cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định có liên quan đến công việc ký kết hợp đồng.
2.2. Đối với cá nhân, tổ chức kinh doanh dịch vụ
Phải có khả năng thực hiện công việc quy định tại Điều 1 của Nghị định số 68/2000/NĐ-CP và có đủ điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật.
Theo Điều 2 Luật Viên chức 2010 quy định:
Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.
Như vậy, để một người được xem là viên chức thì người đó phải đáp ứng đủ 03 điều kiện sau:
(i) Được tuyển dụng theo vị trí việc làm;
(ii) Làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc; và
(iii) Được hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập.
Trong khi đó, người ký hợp đồng 68 là người thực hiện các công việc cụ thể (lái xe, bảo vệ, vệ sinh, sửa chữa, bảo trì hệ thống điện nước...) trong đơn vị sự nghiệp công lập. Làm việc tại các đơn vị sự nghiệp công lập theo các loại hợp đồng: hợp đồng thuê khoán, hợp đồng dịch vụ, hợp đồng lao động, hợp đồng kinh tế...
Bên cạnh đó, theo Điều 3 Nghị định 68/2000/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 3 Nghị định 161/2018/NĐ-CP quy định không thực hiện ký hợp đồng lao động với người được xác định là viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập.
Như vậy, từ các phân tích trên, có thể khẳng định, người ký hợp đồng 68 trong đơn vị sự nghiệp công lập không phải là viên chức.
Trên đây là quy định về Hợp đồng 68 là gì? Ai được ký hợp đồng 68? Nếu còn thắc mắc khác, quý độc giả vui lòng để lại câu hỏi tại đây.
Căn cứ pháp lý: