Trong quá trình làm việc, người lao động không thể tránh khỏi việc phát sinh các tranh chấp lao động với người sử dụng lao động. Căn cứ Khoản 1 Điều 192 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, điều kiện để người lao động (NLĐ) khởi kiện vụ án tranh chấp lao động cá nhân tại Tòa án bao gồm:
>> Doanh nghiệp có bao nhiêu lao động thì mới phải đóng bảo hiểm xã hội?
>> Lịch nghỉ lễ 30/4 – 01/5 của người lao động, cán bộ, CCVC năm 2022
Người khởi kiện phải có quyền khởi kiện vụ án tranh chấp lao động các nhân và có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự.
Thứ nhất, về quyền khởi kiện:
- Người lao động có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
- Tổ chức đại diện tập thể lao động có quyền khởi kiện vụ án lao động trong trường hợp được người lao động ủy quyền theo quy định của pháp luật.
Thứ hai, về năng lực hành vi tố tụng dân sự
- NLĐ là người từ đủ 18 tuổi trở lên có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự, trừ người mất năng lực hành vi dân sự.
- NLĐ từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi đã tham gia lao động theo hợp đồng lao động (HĐLĐ) được tự mình tham gia tố tụng về những việc có liên quan đến quan hệ lao động.
- NLĐ từ đủ 06 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi thì việc thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự của đương sự cho những người này tại Tòa án do người đại diện hợp pháp của NLĐ thực hiện.
- Người chưa đủ 06 tuổi hoặc người mất năng lực hành vi dân sự thì không có năng lực hành vi tố tụng dân sự. Việc thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự cho những người này tại Tòa án do người đại diện hợp pháp của họ thực hiện.
- NLĐ là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì việc thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự của họ được xác định theo quyết định của Tòa án.
Căn cứ Khoản 1 Điều 179 Bộ luật Lao động 2019, một tranh chấp được xem là tranh chấp lao động cá nhân khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:
+ Giữa người lao động với người sử dụng lao động;
+ Giữa người lao động với doanh nghiệp, tổ chức đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
+ Giữa người lao động thuê lại với người sử dụng lao động thuê lại.
Căn cứ Điều 32, Điều 35 và Điều 36 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về thẩm quyền của Tòa án trong việc giải quyết tranh chấp lao động cá nhân như sau:
Thẩm quyền theo cấp
Các tranh chấp lao động cá nhân thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án cấp huyện, trừ các tranh chấp sau đây thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án cấp tỉnh:
- Tranh chấp mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài;
- Tranh chấp cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án, cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài.
Thẩm quyền theo lãnh thổ
- Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức;
- Các bên trong tranh chấp có quyền tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của NLĐ.
Căn cứ Khoản 1 Điều 188 Bộ luật Lao động 2019, tranh chấp lao động cá nhân phải được giải quyết thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu Tòa án giải quyết, trừ các tranh chấp lao động sau đây không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải:
- Về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải ;
- Về trường hợp bị đơn phương chấm dứt HĐLĐ;
- Về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt HĐLĐ;
- Giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động;
- Về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
- Về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp, tổ chức đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
- Giữa người lao động thuê lại với người sử dụng lao động thuê lại.
Căn cứ theo Khoản 3 Điều 190 Bộ luật Lao động 2019 quy định: Thời hiệu yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp lao động cá nhân là 01 năm kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà bên tranh chấp cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.
Lưu ý:
- Trường hợp người yêu cầu chứng minh được vì sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan hoặc lý do khác mà không thể yêu cầu đúng thời hạn thì thời gian có sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan hoặc lý do đó không tính vào thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân.
- Thời hiệu khởi kiện chỉ được Toà án áp dụng theo yêu cầu của một bên và yêu cầu này phải đưa ra trước khi Tòa án cấp sơ thẩm ra bản án, quyết định giải quyết vụ việc. Tức là dù vụ việc đã hết thời hiệu khởi kiện nhưng các bên không yêu cầu Toà án áp dụng thời hiệu thì vụ việc vẫn được giải quyết như bình thường.
Trên đây là quy định về Điều kiện để NLĐ khởi kiện vụ án tranh chấp lao động cá nhân tại Tòa án. Nếu còn thắc mắc khác, độc giả vui lòng để lại câu hỏi tại đây.
Căn cứ pháp lý: