Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm lập phương án giá gửi cơ quan được giao thẩm định phương án giá. Hồ sơ và thời gian phương án giá đối được hướng dẫn tại Nghị định 85/2024/NĐ-CP.
>> Quy định về thời điểm tổ chức tín dụng trích lập dự phòng rủi ro từ 11/7/2024
>> Quy định về điều chỉnh giá hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá từ 10/7/2024
Căn cứ khoản 4 Điều 9 Nghị định 85/2024/NĐ-CP, hồ sơ lập phương án giá hàng hóa, dịch vụ được quy định như sau:
Phương án giá hàng hóa, dịch vụ được lập theo mẫu tại Phụ lục số 02 - Phương án giá hàng hóa, dịch vụ ban hành kèm Nghị định 85/2024/NĐ-CP và phải gửi kèm theo các hồ sơ, tài liệu sau đây:
(i) Văn bản đề nghị định giá (hoặc điều chỉnh giá) hàng hóa, dịch vụ (Mẫu số 01 Phụ lục I) ban hành kèm Nghị định 85/2024/NĐ-CP.
(ii) Trường hợp hàng hóa, dịch vụ sử dụng ngân sách nhà nước thực hiện theo phương thức đặt hàng: Phương án giá kèm theo văn bản phê duyệt phương thức đặt hàng của cấp có thẩm quyền, dự toán kinh phí đặt hàng.
Trường hợp mua hàng dự trữ quốc gia: Phương án giá kèm theo văn bản phê duyệt kế hoạch mua trực tiếp rộng rãi của mọi đối tượng hoặc văn bản phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu; văn bản giao chỉ tiêu kế hoạch dự trữ quốc gia và dự toán kinh phí năm ngân sách được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Trường hợp bán hàng dự trữ quốc gia: Phương án giá kèm theo văn bản phê duyệt kế hoạch bán trực tiếp rộng rãi cho mọi đối tượng hoặc văn bản phê duyệt kế hoạch bán chỉ định; văn bản phê duyệt đơn vị được chỉ định bán hàng dự trữ quốc gia (nếu có); văn bản giao chỉ tiêu kế hoạch dự trữ quốc gia.
(iii) Chứng từ hợp pháp (nếu có).
(iv) Các tài liệu khác theo quy định của pháp luật có liên quan về phương pháp định giá hoặc về quản lý hàng hóa, dịch vụ theo lĩnh vực của các bộ, ngành (nếu có).
Công cụ tra cứu mã số thuế và thông tin doanh nghiệp (Cập nhật mới) |
Hệ thống biểu mẫu về pháp luật doanh nghiệp (cập nhật mới) |
Hồ sơ và thời gian lập phương án giá hàng hóa, dịch vụ từ 10/7/2024
(Ảnh minh họa – Nguồn Internet)
2. Thời gian lập phương án giá hàng hóa, dịch vụ
Căn cứ khoản 5 Điều 9 Nghị định 85/2024/NĐ-CP, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm lập phương án giá gửi cơ quan, đơn vị được giao thẩm định phương án giá trong thời gian tối đa 30 ngày kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu theo dấu bưu điện.
Trường hợp phức tạp, tổ chức, cá nhân có quyền gửi văn bản đề nghị kéo dài thời gian lập phương án giá (kèm theo lý do và thuyết minh cụ thể) gửi cơ quan nhà nước có thẩm quyền; thời gian kéo dài không quá 15 ngày.
Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm giải trình về phương án giá trong trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu giải trình, báo cáo rõ về một số nội dung tại phương án giá và các tài liệu, hồ sơ kèm theo.
Lưu ý: Đối với các hàng hóa, dịch vụ có quy định thẩm quyền Ủy ban nhân dân cấp tỉnh định giá cụ thể theo quy định của Luật Giá 2023 mà trên địa bàn của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương không có tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thì Ủy ban nhân dân của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đó không phải thực hiện việc định giá (Theo khoản 6 Điều 9 Nghị định 85/2024/NĐ-CP).
3. Quy định về việc lập phương án giá hàng hóa, dịch vụ
Xem chi tiết tại bài viết: Quy định về việc lập phương án giá hàng hóa, dịch vụ từ ngày 10/7/2024
Điều 9. Nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ - Luật Giá 2023 1. Lập phương án giá hoặc báo cáo đánh giá chi tiết về các yếu tố hình thành giá hàng hóa, dịch vụ hoặc cung cấp kịp thời, chính xác, đầy đủ số liệu, tài liệu có liên quan theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phục vụ việc định giá hoặc triển khai, áp dụng các biện pháp quản lý, điều tiết giá khác theo quy định của Luật này. 2. Chấp hành văn bản định giá, biện pháp bình ổn giá của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. 3. Kê khai giá hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật. 4. Niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật. 5. Giảm giá hàng hóa, dịch vụ do mình sản xuất, kinh doanh phù hợp với các chính sách miễn, giảm thuế, phí nhằm hỗ trợ người tiêu dùng. 6. Công khai thông tin về giá hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật. 7. Giải quyết kịp thời các khiếu nại về giá hàng hóa, dịch vụ do mình sản xuất, kinh doanh; bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật về giá theo quy định của pháp luật. |