Thời điểm tổ chức tín dụng trích lập dự phòng rủi ro được quy định tại Nghị định 86/2024/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 11/7/2024.
>> Quy định về điều chỉnh giá hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá từ 10/7/2024
>> Trình tự, thủ tục đề nghị điều chỉnh Danh mục hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá từ 10/07/2024
Căn cứ khoản 1 Điều 9 Nghị định 86/2024/NĐ-CP, thời điểm ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (sau đây gọi chung là ngân hàng và tổ chức tín dụng phi ngân hàng) thực hiện trích lập dự phòng rủi ro được quy định như sau:
Trong 07 ngày đầu tiên của tháng, ngân hàng và tổ chức tín dụng phi ngân hàng thực hiện trích lập dự phòng cho thời điểm cuối ngày cuối cùng của tháng trước liền kề căn cứ nhóm nợ có mức độ rủi ro cao hơn giữa hai nhóm sau:
(i) Nhóm nợ theo kết quả tự phân loại nợ cho thời điểm cuối ngày cuối cùng của tháng trước liền kề theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về phân loại tài sản có trong hoạt động của ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; và
(ii) Nhóm nợ đã được điều chỉnh theo nhóm nợ của danh sách khách hàng do Trung tâm Thông tin tín dụng quốc gia Việt Nam (CIC) cung cấp theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về phân loại tài sản có trong hoạt động của ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại thời điểm gần nhất.
Công cụ tra cứu mã số thuế và thông tin doanh nghiệp (Cập nhật mới) |
Hệ thống biểu mẫu về pháp luật doanh nghiệp (cập nhật mới) |
Quy định về thời điểm tổ chức tín dụng trích lập dự phòng rủi ro từ 11/7/2024
(Ảnh minh họa - Nguồn Internet)
Đối với tháng đầu tiên của quý, trong 03 ngày kể từ ngày nhận được danh sách khách hàng do CIC cung cấp cho thời điểm cuối ngày cuối cùng của tháng trước liền kề, ngân hàng và tổ chức tín dụng phi ngân hàng căn cứ kết quả phân loại nợ đã được điều chỉnh theo nhóm nợ của danh sách khách hàng do CIC cung cấp theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về phân loại tài sản có trong hoạt động của ngân hàng và tổ chức tín dụng phi ngân hàng để điều chỉnh số tiền trích lập dự phòng rủi ro cho thời điểm cuối ngày cuối cùng của tháng trước liền kề và thể hiện số tiền trích lập dự phòng rủi ro này trên báo cáo tài chính cho thời điểm cuối ngày cuối cùng của tháng trước liền kề.
Căn cứ khoản 2 Điều 9 Nghị định 86/2024/NĐ-CP, thời điểm tổ chức tín dụng là hợp tác xã, tổ chức tài chính vi mô thực hiện trích lập dự phòng rủi ro được quy định như sau:
Trong 07 ngày đầu tiên của tháng, tổ chức tín dụng là hợp tác xã, tổ chức tài chính vi mô căn cứ kết quả phân loại nợ theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về phân loại tài sản có trong hoạt động của tổ chức tín dụng là hợp tác xã, tổ chức tài chính vi mô để thực hiện trích lập dự phòng rủi ro cho thời điểm cuối ngày cuối cùng của tháng trước liền kề.
Xem chi tiết tại bài viết: Cách xác định giá trị tài sản bảo đảm để tính khấu trừ khi trích lập dự phòng rủi ro từ ngày 11/7/2024
Điều 7. Mức trích lập dự phòng chung - Nghị định 86/2024/NĐ-CP 1. Đối với tổ chức tín dụng (trừ tổ chức tài chính vi mô), chi nhánh ngân hàng nước ngoài, số tiền dự phòng chung phải trích được xác định bằng 0,75% tổng số dư các khoản nợ được phân loại từ nợ nhóm 1 đến nợ nhóm 4, trừ các khoản sau đây: a) Tiền gửi tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định của pháp luật và tiền gửi tại tổ chức tín dụng ở nước ngoài; b) Khoản cho vay, mua có kỳ hạn giấy tờ có giá giữa các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam; c) Khoản mua chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác phát hành trong nước; d) Khoản mua bán lại trái phiếu Chính phủ trên thị trường chứng khoán theo quy định của pháp luật về phát hành, đăng ký, lưu ký, niêm yết và giao dịch công cụ nợ của Chính phủ trên thị trường chứng khoán; đ) Các khoản nợ khác phát sinh từ hoạt động quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định này giữa các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam theo quy định của pháp luật. 2. Đối với tổ chức tài chính vi mô, số tiền dự phòng chung phải trích được xác định bằng 0,5% tổng số dư các khoản nợ được phân loại từ nợ nhóm 1 đến nợ nhóm 4 (không bao gồm tiền gửi tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định của pháp luật). |