Doanh nghiệp, hộ kinh doanh cung cấp chức năng đặt hàng trực tuyến trên website thương mại điện tử khi giao kết hợp đồng với khách hàng cần lưu ý những nội dung sau:
>> Những lưu ý khi tiến hành thu thập thông tin cá nhân của người tiêu dùng
Khi cung cấp chức năng đặt hàng trực tuyến trên website thương mại điện tử; doanh nghiệp, hộ kinh doanh cần lưu ý những vấn đề sau:
Theo Điều 15 Nghị định 52/2013/NĐ-CP, thông báo mời đề nghị giao kết hợp đồng sử dụng chức năng đặt hàng trực tuyến trên website thương mại điện tử được quy định như sau:
- Nếu doanh nghiệp, hộ kinh doanh sở hữu website thương mại điện tử có chức năng đặt hàng trực tuyến áp dụng cho từng hàng hóa hoặc dịch vụ cụ thể được giới thiệu trên website đó, thì các thông tin giới thiệu về hàng hóa, dịch vụ và các điều khoản liên quan được coi là thông báo mời đề nghị giao kết hợp đồng của doanh nghiệp, hộ kinh doanh bán hàng. Cụ thể như sau:
+ Một thông báo bằng chứng từ điện tử về đề nghị giao kết hợp đồng mà không có bên nhận cụ thể thì chỉ là thông báo mời đề nghị giao kết hợp đồng.
+ Thông báo đó chưa được coi là đề nghị giao kết hợp đồng, trừ khi bên thông báo chỉ rõ tại thông báo đó trách nhiệm của mình trong trường hợp nhận được trả lời chấp nhận.
Theo quy định tại Điều 16 Nghị định 52/2013/NĐ-CP, website thương mại điện tử có chức năng đặt hàng trực tuyến phải cung cấp cho khách hàng thông tin về các điều khoản của hợp đồng sau đây trước thời điểm khách hàng gửi đề nghị giao kết hợp đồng:
- Thông tin về hàng hóa, dịch vụ.
- Thông tin về giá cả.
- Thông tin về điều kiện giao dịch chung.
- Thông tin về vận chuyển và giao nhận.
- Thông tin về các phương thức thanh toán.
(Xem chi tiết những thông tin phải công bố tại từ Điều 30 đến Điều 34 Nghị định 52/2013/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Khoản 12, 13, 14 Điều 1 Nghị định 85/2021/NĐ-CP).
Chứng từ điện tử do khách hàng khởi tạo và gửi đi bằng cách sử dụng chức năng đặt hàng trực tuyến được coi là đề nghị giao kết hợp đồng của khách hàng đối với hàng hóa hoặc dịch vụ gắn kèm chức năng đặt hàng trực tuyến đó.
(Căn cứ theo quy định tại Điều 17 Nghị định 52/2013/NĐ-CP).
Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet
Website thương mại điện tử phải có cơ chế cho phép khách hàng rà soát, bổ sung, sửa đổi và xác nhận nội dung giao dịch trước khi sử dụng chức năng đặt hàng trực tuyến để gửi đề nghị giao kết hợp đồng. Cơ chế rà soát và xác nhận này phải đáp ứng các điều kiện sau:
(i) Hiển thị cho khách hàng những thông tin sau:
- Tên hàng hóa hoặc dịch vụ, số lượng và chủng loại;
- Phương thức và thời hạn giao hàng hoặc cung ứng dịch vụ;
- Tổng giá trị của hợp đồng và các chi tiết liên quan đến phương thức thanh toán được khách hàng lựa chọn.
Những thông tin này phải có khả năng lưu trữ, in ấn được trên hệ thống thông tin của khách hàng và hiển thị được về sau.
(ii) Hiển thị cho khách hàng những thông tin về cách thức trả lời chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng và thời hạn trả lời đề nghị giao kết hợp đồng.
(iii) Cho phép khách hàng sau khi rà soát những thông tin nói trên được lựa chọn hủy giao dịch hoặc xác nhận việc đề nghị giao kết hợp đồng.
(Căn cứ Điều 18 Nghị định 52/2013/NĐ-CP).
(i) Trả lời chấp nhận hoặc không chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng phải được thực hiện dưới hình thức phù hợp để thông tin có thể lưu trữ, in và hiển thị được tại hệ thống thông tin của khách hàng.
(ii) Khi trả lời chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng của khách hàng; doanh nghiệp, hộ kinh doanh bán hàng phải cung cấp cho khách hàng những thông tin sau:
- Danh sách toàn bộ hàng hóa hoặc dịch vụ khách hàng đặt mua, số lượng, giá của từng sản phẩm và tổng giá trị hợp đồng;
- Thời hạn giao hàng hoặc cung ứng dịch vụ;
- Thông tin liên hệ để khách hàng có thể hỏi về tình trạng thực hiện hợp đồng khi cần thiết.
(Căn cứ Điều 19 Nghị định 52/2013/NĐ-CP).
Theo quy định tại Điều 21 Nghị định 52/2013/NĐ-CP, thời điểm giao kết hợp đồng khi sử dụng chức năng đặt hàng trực tuyến trên website thương mại điện tử là thời điểm khách hàng nhận được trả lời của doanh nghiệp, hộ kinh doanh bán hàng chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng theo quy định tại khoản (ii) Mục 5 bên trên.
- Trường hợp doanh nghiệp, hộ kinh doanh bán hàng có công bố thời hạn trả lời đề nghị giao kết hợp đồng, nếu hết thời hạn này mà khách hàng vẫn không được trả lời thì đề nghị giao kết hợp đồng của khách hàng chấm dứt hiệu lực. Việc trả lời chấp nhận sau thời hạn này được coi là một đề nghị giao kết hợp đồng khác từ phía doanh nghiệp, hộ kinh doanh bán hàng.
- Trường hợp doanh nghiệp, hộ kinh doanh bán hàng không công bố rõ thời hạn trả lời đề nghị giao kết hợp đồng, nếu trong vòng 12 (mười hai) giờ kể từ khi gửi đề nghị giao kết hợp đồng, khách hàng không nhận được trả lời đề nghị giao kết hợp đồng thì đề nghị giao kết hợp đồng của khách hàng được coi là chấm dứt hiệu lực.
(Căn cứ theo quy định tại Điều 20 Nghị định 52/2013/NĐ-CP).
(i) Website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử và website cung cấp các dịch vụ trực tuyến khác phải cung cấp công cụ trực tuyến để khách hàng có thể gửi thông báo chấm dứt hợp đồng khi hết nhu cầu sử dụng dịch vụ. Công cụ này phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Cho phép khách hàng lưu trữ và hiển thị thông báo chấm dứt hợp đồng trong hệ thống thông tin của mình sau khi gửi đi;
- Có cơ chế phản hồi để khách hàng biết thông báo chấm dứt hợp đồng của mình đã được gửi.
(ii) Website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử và website cung cấp các dịch vụ trực tuyến khác phải công bố thông tin minh bạch, đầy đủ về quy trình, thủ tục chấm dứt hợp đồng, bao gồm các nội dung sau:
- Các trường hợp doanh nghiệp, hộ kinh doanh cung cấp dịch vụ chấm dứt hợp đồng và cách thức giải quyết hậu quả của việc chấm dứt hợp đồng này;
- Thời điểm hợp đồng chấm dứt hiệu lực và cách thức thanh toán phí dịch vụ trong trường hợp khách hàng là bên chấm dứt hợp đồng;
- Nếu website không công bố rõ thời điểm hợp đồng chấm dứt hiệu lực trong trường hợp khách hàng là bên chấm dứt hợp đồng, thì thời điểm khách hàng gửi thông báo được coi là thời điểm hợp đồng chấm dứt.
(Căn cứ theo quy định tại Điều 22 Nghị định 52/2013/NĐ-CP).
- Quy chế quản lý hoạt động của website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử.
- Quy chế quản lý hoạt động của ứng dụng cung cấp dịch vụ thương mại điện tử.
- Đề án cung cấp cấp dịch vụ thương mại điện tử (website/ứng dụng).
- Đề án hoạt động cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử.
- Hợp đồng cung cấp dịch vụ thương mại điện tử trên website.
- Hợp đồng cung cấp dịch vụ thương mại điện tử trên ứng dụng thương mại điện tử.
- Đơn đăng ký ứng dụng cung cấp dịch vụ thương mại điện tử ban hành kèm Thông tư 59/2015/TT-BTC.
- Đơn đăng ký website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử (Mẫu TMĐT-1) ban hành kèm Thông tư 01/2022/TT-BTC.
- Đơn đăng ký hoạt động đánh giá tín nhiệm website thương mại điện tử (Mẫu TMĐT-2) ban hành kèm Thông tư 47/2014/TT-BTC.
- Mẫu đề cương Báo cáo về tình hình hoạt động của website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử/ ứng dụng cung cấp dịch vụ thương mại điện tử (Mẫu TMĐT-3) ban hành kèm Thông tư 42/2019/TT-BTC.
- Mẫu đề cương Báo cáo kết quả đánh giá tín nhiệm website thương mại điện tử (Mẫu TMĐT-4) ban hành kèm Thông tư 42/2019/TT-BTC.