Doanh nghiệp sở hữu website thương mại điện tử có chức năng thanh toán trực tuyến hoặc cung cấp dịch vụ trung gian thanh toán cho website thương mại điện tử có trách nhiệm sau đây:
>> Những lưu ý đối với trường hợp cung cấp chức năng đặt hàng trực tuyến
>> Những lưu ý khi tiến hành thu thập thông tin cá nhân của người tiêu dùng
Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet
Theo quy định tại Điều 74 Nghị định 52/2013/NĐ-CP, doanh nghiệp, hộ kinh doanh sở hữu website thương mại điện tử có chức năng thanh toán điện tử có trách nhiệm:
- Doanh nghiệp, hộ kinh doanh sở hữu website thương mại điện tử có chức năng thanh toán trực tuyến phải đảm bảo an toàn, bảo mật giao dịch thanh toán của khách hàng, xử lý khiếu nại và đền bù thiệt hại trong trường hợp thông tin thanh toán của khách hàng qua website thương mại điện tử bị thay đổi, xóa, hủy, sao chép, tiết lộ, di chuyển trái phép hoặc bị chiếm đoạt gây thiệt hại cho khách hàng.
- Trường hợp tự doanh nghiệp, hộ kinh doanh phát triển giải pháp thanh toán để phục vụ riêng website thương mại điện tử bán hàng của mình, doanh nghiệp, hộ kinh doanh sở hữu website phải áp dụng các biện pháp sau nhằm đảm bảo an toàn, bảo mật cho giao dịch thanh toán của khách hàng:
+ Thiết lập hệ thống thông tin phục vụ hoạt động thanh toán đảm bảo kết nối trực tuyến 24 (hai mươi bốn) giờ trong ngày và 7 (bảy) ngày trong tuần. Thời gian dừng hệ thống để bảo trì không quá 12 (mười hai) giờ mỗi lần bảo trì và phải có thông báo trước cho khách hàng.
+ Mã hóa thông tin và sử dụng các giao thức bảo mật để đảm bảo không lộ thông tin trên đường truyền.
+ Triển khai các ứng dụng có khả năng phát hiện, cảnh báo và ngăn chặn các truy nhập bất hợp pháp và các hình thức tấn công trên môi trường mạng vào hệ thống thông tin phục vụ hoạt động thanh toán trực tuyến của mình.
+ Có các phương án kiểm soát quyền truy nhập hệ thống, quyền ra, vào nơi đặt thiết bị hệ thống thông tin phục vụ hoạt động thanh toán trực tuyến của mình.
+ Có quy trình, hệ thống sao lưu và phục hồi dữ liệu khi hệ thống thông tin phục vụ hoạt động thanh toán gặp sự cố, đảm bảo sao lưu dữ liệu thanh toán ra các vật mang tin hoặc sao lưu trực tuyến toàn bộ dữ liệu.
+ Lưu trữ dữ liệu về từng giao dịch thanh toán theo thời hạn quy định tại Luật Kế toán 2015.
+ Trường hợp khách hàng thanh toán trước khi mua hàng hóa và dịch vụ, tiền thanh toán của khách hàng phải được giữ tại các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán và khách hàng phải được cung cấp công cụ để theo dõi số dư thanh toán của mình trên hệ thống.
- Doanh nghiệp, hộ kinh doanh sở hữu website thương mại điện tử có chức năng thanh toán trực tuyến phải công bố trên website chính sách về bảo mật thông tin thanh toán cho khách hàng.
Căn cứ Điều 75 Nghị định 52/2013/NĐ-CP, doanh nghiệp cung cấp chức năng thanh toán trực tuyến cho website thương mại điện tử có trách nhiệm:
- Tuân thủ các quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật về dịch vụ trung gian thanh toán do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành.
- Lưu trữ dữ liệu về từng giao dịch thanh toán thực hiện qua hệ thống của mình theo thời hạn quy định tại Luật Kế toán 2015.
- Liên đới chịu trách nhiệm với thương nhân, tổ chức, cá nhân sở hữu website thương mại điện tử sử dụng dịch vụ trung gian thanh toán của mình trong trường hợp thông tin thanh toán của khách hàng qua website đó bị thay đổi, xóa, hủy, sao chép, tiết lộ, di chuyển trái phép hoặc bị chiếm đoạt gây thiệt hại cho khách hàng.
- Trước ngày 15/01 hàng năm, báo cáo Bộ Công Thương số liệu thống kê về tình hình cung cấp dịch vụ cho các thương nhân, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động thương mại điện tử.
- Quy chế quản lý hoạt động của website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử.
- Quy chế quản lý hoạt động của ứng dụng cung cấp dịch vụ thương mại điện tử.
- Đề án cung cấp cấp dịch vụ thương mại điện tử (website/ứng dụng).
- Đề án hoạt động cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử.
- Hợp đồng cung cấp dịch vụ thương mại điện tử trên website.
- Hợp đồng cung cấp dịch vụ thương mại điện tử trên ứng dụng thương mại điện tử.
- Đơn đăng ký ứng dụng cung cấp dịch vụ thương mại điện tử ban hành kèm Thông tư 59/2015/TT-BTC.
- Đơn đăng ký website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử (Mẫu TMĐT-1) ban hành kèm Thông tư 01/2022/TT-BTC.
- Đơn đăng ký hoạt động đánh giá tín nhiệm website thương mại điện tử (Mẫu TMĐT-2) ban hành kèm Thông tư 47/2014/TT-BTC.
- Mẫu đề cương Báo cáo về tình hình hoạt động của website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử/ ứng dụng cung cấp dịch vụ thương mại điện tử (Mẫu TMĐT-3) ban hành kèm Thông tư 42/2019/TT-BTC.
- Mẫu đề cương Báo cáo kết quả đánh giá tín nhiệm website thương mại điện tử (Mẫu TMĐT-4) ban hành kèm Thông tư 42/2019/TT-BTC.