Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền sở hữu công nghiệp sẽ cấp Văn bằng bảo hộ đối với những tổ chức, cá nhân khi đáp ứng đủ các điều kiện bảo hộ theo quy định pháp luật. Vậy Văn bằng bảo hộ là gì, có hiệu lực bao lâu?
>> Phí, lệ phí đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan
>> Các loại hợp đồng sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan
Nguồn: Internet
1. Hiệu lực của Văn bằng bảo hộ
Theo khoản 25 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Luật SHTT sửa đổi 2009 quy định “Văn bằng bảo hộ là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho tổ chức, cá nhân nhằm xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý; quyền đối với giống cây trồng”.
Trong Văn bằng bảo hộ ghi nhận chủ sở hữu sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu (được gọi là chủ văn bằng bảo hộ); tác giả sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí; đối tượng, phạm vi và thời hạn bảo hộ. Văn bằng bảo hộ chỉ dẫn địa lý ghi nhận tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý, các tổ chức, cá nhân có quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý, chỉ dẫn địa lý được bảo hộ, tính chất đặc thù của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý, tính chất đặc thù về điều kiện địa lý và khu vực địa lý mang chỉ dẫn địa lý.
Văn bằng bảo hộ bao gồm: Bằng độc quyền sáng chế, Bằng độc quyền giải pháp hữu ích, Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu và Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý.
- Hiệu lực của Văn bằng bảo hộ được quy định tại 93 Luật SHTT 2005, như sau:
Có hiệu lực trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
Bằng độc quyền sáng chế có hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài đến hết 20 năm kể từ ngày nộp đơn.
Bằng độc quyền giải pháp hữu ích có hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài đến hết 10 năm kể từ ngày nộp đơn.
Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp có hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài đến hết 05 năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn hai lần liên tiếp, mỗi lần 05 năm.
Giấy chứng nhận đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn có hiệu lực từ ngày cấp và chấm dứt vào ngày sớm nhất trong số những ngày sau đây:
Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực từ ngày cấp đến hết 10 năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần 10 năm.
Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý có hiệu lực vô thời hạn kể từ ngày cấp.
2. Duy trì, gia hạn hiệu lực Văn bằng bảo hộ
Trường hợp chủ Văn bằng bảo hộ muốn duy trì hiệu lực của Bằng độc quyền sáng chế, Bằng độc quyền giải pháp hữu ích thì phải nộp lệ phí duy trì.
Trường hợp chủ Văn bằng bải hộ muốn gia hạn hiệu lực Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu thì phải nộp lệ phí gia hạn hiệu lực.
Mức lệ phí và thủ tục để duy trì, gia hạn sẽ do Chính phủ quy định.
3. Chấm dứt hiệu lực Văn bằng bảo hộ
Văn bằng bảo hộ bị chấm dứt hiệu lực trong các trường hợp sau:
Trường hợp chủ văn bằng bảo hộ sáng chế không nộp lệ phí duy trì hiệu lực trong thời hạn quy định thì khi kết thúc thời hạn đó, hiệu lực văn bằng tự động chấm dứt kể từ ngày bắt đầu năm hiệu lực đầu tiên mà lệ phí duy trì hiệu lực không được nộp. Cơ quan quản lý Nhà nước sẽ ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia và công bố trên Công báo SHCN.
Khi chủ văn bằng bảo hộ từ bỏ quyền SHCN thì cơ quan quản lý nhà nước sẽ quyết định chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ kể từ ngày nhận được tuyên bố của chủ văn bằng bảo hộ.
Đối với các trường hợp còn lại, tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ với điều kiện phải nộp phí và lệ phí.
4. Hủy bỏ Văn bằng bảo hộ
Văn bằng bảo hộ bị hủy bỏ toàn bộ hiệu lực khi:
Có thể tham khảo bài viết tại đây: Khi nào sửa đổi Văn bằng bảo hộ?
Căn cứ pháp lý: