Quy định về sản phẩm nhập khẩu theo giấy phép trong lĩnh vực an toàn thông tin mạng theo Luật An toàn thông tin mạng 2015 được Quốc hội ban hành ngày 19/11/2015.
>> Mẫu Điều lệ công ty TNHH một thành viên 2025
>> Lộ trình và thời gian hoạt động tuyến Metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên
Căn cứ theo quy định tại Điều 48 Luật An toàn thông tin mạng 2015, sản phẩm nhập khẩu theo giấy phép trong lĩnh vực an toàn thông tin mạng gồm:
(i) Khi nhập khẩu sản phẩm an toàn thông tin mạng thuộc Danh mục sản phẩm an toàn thông tin mạng nhập khẩu theo giấy phép do Chính phủ quy định, doanh nghiệp phải có Giấy phép nhập khẩu sản phẩm an toàn thông tin mạng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
(ii) Tổ chức, doanh nghiệp nhập khẩu sản phẩm an toàn thông tin mạng phải thực hiện chứng nhận, công bố hợp quy trước khi nhập khẩu theo quy định tại Điều 39 Luật An toàn thông tin mạng 2015.
(iii) Tổ chức, doanh nghiệp được cấp Giấy phép nhập khẩu sản phẩm an toàn thông tin mạng khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
- Có Giấy phép kinh doanh sản phẩm an toàn thông tin mạng;
- Sản phẩm an toàn thông tin mạng phải thực hiện chứng nhận, công bố hợp quy theo quy định tại Điều 39 Luật An toàn thông tin mạng 2015.
- Đối tượng và mục đích sử dụng sản phẩm an toàn thông tin mạng không gây phương hại đến quốc phòng, an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội.
(iv) Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chi tiết về trình tự, thủ tục, hồ sơ cấp Giấy phép nhập khẩu sản phẩm an toàn thông tin mạng theo giấy phép.
Toàn văn File word Luật Thương mại và văn bản hướng dẫn mới nhất |
Giấy phép nhập khẩu sản phẩm an toàn thông tin mạng theo giấy phép
(Ảnh minh họa – Nguồn Internet)
Theo quy định tại Điều 7 Thông tư 13/2018/TT-BTTTT (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 10/2022/TT-BTTTT), hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép nhập khẩu được lập thành 01 bộ, bao gồm:
(i) Đơn đề nghị cấp Giấy phép nhập khẩu theo Mẫu số 01 tại Phụ lục II Thông tư 13/2018/TT-BTTTT.
(ii) Giấy chứng nhận hoặc công bố hợp chuẩn, hợp quy: bản sao có chứng thực, trường hợp bản sao không có chứng thực thì mang bản chính để đối chiếu.
(iv) Tài liệu kỹ thuật mô tả chức năng của sản phẩm đề nghị nhập khẩu: bản sao, bằng tiếng Việt Nam hoặc tiếng Anh.
Tại Điều 8 Thông tư 13/2018/TT-BTTTT (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 3 và khoản 4 Điều 1 Thông tư 10/2022/TT-BTTTT), tiếp nhận hồ sơ và cấp Giấy phép nhập khẩu sản phẩm an toàn thông tin mạng như say:
(i) Doanh nghiệp nộp hồ sơ theo một trong các hình thức sau đây:
- Nộp trực tiếp.
- Nộp thông qua dịch vụ bưu chính công ích theo quy định của Thủ tướng Chính phủ, qua thuê dịch vụ của doanh nghiệp, cá nhân hoặc qua ủy quyền theo quy định của pháp luật.
- Nộp trực tuyến.
(ii) Địa chỉ tiếp nhận đối với hồ sơ nộp trực tiếp hoặc sử dụng dịch vụ bưu chính: Cục An toàn thông tin, Tầng 8, Tòa nhà Cục Tần số vô tuyến điện, số 115 đường Trần Duy Hưng, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội.
(iii) Đối với hồ sơ nộp trực tiếp, ngày nhận hồ sơ là ngày Cục An toàn thông tin nhận được hồ sơ do doanh nghiệp trực tiếp nộp.
(iv) Đối với hồ sơ nộp thông qua dịch vụ bưu chính, ngày nhận hồ sơ là ngày Cục An toàn thông tin nhận được hồ sơ do doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bưu chính chuyển đến.
(v) Đối với hình thức nộp trực tuyến, thực hiện tại Cổng dịch vụ công của Bộ Thông tin và Truyền thông, địa chỉ https://dichvucong.mic.gov.vn hoặc Cổng dịch vụ công quốc gia.
(vi) Doanh nghiệp nhận Giấy phép nhập khẩu trực tiếp tại trụ sở Cục An toàn thông tin hoặc thông qua dịch vụ bưu chính hoặc bản điện tử trên Cổng dịch vụ công.
(vii) Giấy phép nhập khẩu cấp cho doanh nghiệp được công khai trên Cổng thông tin một cửa Quốc gia, Cổng dịch vụ công Quốc gia và Cổng thông tin điện tử của Bộ Thông tin và Truyền thông.