Ngày 28/6/2024, Bộ Tài chính ban hành Thông tư 43/2024/TT-BTC. Theo đó, giảm một số loại phí bảo hộ giống cây trồng từ ngày 01/7/2024 đến ngày 31/12/2024.
>> Giảm lệ phí cấp chứng chỉ hành nghề đại diện sở hữu công nghiệp từ 01/7 đến 31/12/2024
>> Các hàng hóa, dịch vụ công nghệ thông tin không được giảm thuế GTGT theo Nghị định 72/2024/NĐ-CP
Theo Thông tư 43/2024/TT-BTC, kể từ ngày 01/7/2024 đến hết ngày 31/12/2024, mức thu phí duy trì hiệu lực Bằng bảo hộ giống cây trồng được điều chỉnh giảm từ 20% đến 30%. Cụ thể như sau:
Mức thu phí duy trì hiệu lực Bằng bảo hộ giống cây trồng từ năm thứ 1 đến năm thứ 3; từ năm thứ 4 đến năm thứ 6; từ năm thứ 7 đến năm thứ 9 bằng 80% mức thu phí tương ứng quy định tại điểm 3 Mục III Biểu phí, lệ phí trong lĩnh vực trồng trọt và giống cây lâm nghiệp ban hành kèm theo Thông tư 207/2016/TT-BTC. Cụ thể như sau:
Phí duy trì hiệu lực Bằng bảo hộ giống cây trồng (Áp dụng từ ngày 01/7/2024 – hết ngày 31/12/2024) |
Đơn vị tính |
Mức thu |
Từ năm thứ 1 đến năm thứ 3 |
01 giống/năm |
2.400.000 đồng |
Từ năm thứ 4 đến năm thứ 6 |
01 giống/năm |
4.000.000 đồng |
Từ năm thứ 7 đến năm thứ 9 |
01 giống/năm |
5.600.000 đồng |
Mức thu phí duy trì hiệu lực Bằng bảo hộ giống cây trồng từ năm thứ 10 đến năm thứ 15; từ năm thứ 16 đến hết thời gian hiệu lực của Bằng bảo hộ bằng 70% mức thu phí tương ứng quy định tại điểm 3 Mục III Biểu phí, lệ phí trong lĩnh vực trồng trọt và giống cây lâm nghiệp ban hành kèm theo Thông tư 207/2016/TT-BTC. Cụ thể như sau:
Phí duy trì hiệu lực Bằng bảo hộ giống cây trồng (Áp dụng từ ngày 01/7/2024 – hết ngày 31/12/2024) |
Đơn vị tính |
Mức thu |
Từ năm thứ 10 đến năm thứ 15 |
01 giống/năm |
7.000.000 đồng |
Từ năm thứ 16 đến hết thời gian hiệu lực của Bằng bảo hộ |
01 giống/năm |
14.000.000 đồng |
(Theo điểm d khoản 6 Điều 1 Thông tư 43/2024/TT-BTC).
Hệ thống biểu mẫu về pháp luật doanh nghiệp (cập nhật mới) |
Giảm phí bảo hộ giống cây trồng từ 01/7 đến 31/12/2024 (Ảnh minh họa – Nguồn Internet)
Kể từ ngày 01/01/2025 trở đi, mức thu khoản lệ phí quy định tại Mục 1 thực hiện theo quy định tại Thông tư 207/2016/TT-BTC, Thông tư 63/2023/TT-BTC và các Thông tư sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế (nếu có).
Ngoài mức thu các khoản phí, lệ phí theo quy định nêu trên, các nội dung khác liên quan đến: Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng; tổ chức thu phí, lệ phí; người nộp phí, lệ phí; các trường hợp miễn, không phải nộp phí, lệ phí; kê khai, nộp phí, lệ phí; mức thu các khoản phí, lệ phí; quản lý, sử dụng phí; chứng từ thu, công khai chế độ thu phí, lệ phí không quy định tại Thông tư 43/2024/TT-BTC thực hiện theo quy định tại Thông tư 207/2016/TT-BTC; các Thông tư sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế (nếu có) và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
(Theo khoản 2 và khoản 3 Điều 1 Thông tư 43/2024/TT-BTC)
Căn cứ Điều 169 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (được sửa đổi, bổ sung năm 2022), hiệu lực của Bằng bảo hộ giống cây trồng được quy định như sau:
(i) Bằng bảo hộ giống cây trồng có hiệu lực trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
(ii) Bằng bảo hộ giống cây trồng có hiệu lực kể từ ngày cấp đến hết 25 năm đối với giống cây thân gỗ và cây leo thân gỗ; đến hết 20 năm đối với các giống cây trồng khác.
(iii) Bằng bảo hộ giống cây trồng có thể bị đình chỉ hoặc huỷ bỏ hiệu lực theo quy định tại Điều 170 và Điều 171 Luật Sở hữu trí tuệ 2005.