Theo Thông tư 43/2024/TT-BTC, từ ngày 01/7 đến hết năm 2024, phí kiểm dịch động vật (kiểm tra lâm sàng gia cầm) sẽ được giảm 50%.
>> Danh sách văn bản Trung ương cập nhật ngày 02/07/2024
>> Các việc về kế toán, nhân sự mà doanh nghiệp phải làm trong tháng 07/2024
Theo STT 21c khoản 1 Điều 1 Thông tư 43/2024/TT-BTC, kể từ ngày 01/7/2024 đến hết ngày 31/12/2024, phí kiểm dịch động vật (kiểm tra lâm sàng gia cầm) được giảm bằng 50% mức thu phí quy định tại điểm 1.4 Mục III Biểu phí, lệ phí trong công tác thú y ban hành kèm theo Thông tư 101/2020/TT-BTC cụ thể là 17.500 đồng/lần.
Hệ thống biểu mẫu về pháp luật doanh nghiệp (cập nhật mới) |
Giảm 50% phí kiểm dịch động vật (kiểm tra lâm sàng gia cầm) từ ngày 01/7 đến hết 31/12/2024
(Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Căn cứ khoản 14 Điều 3 Luật Thú y 2015, kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật là việc kiểm tra, áp dụng các biện pháp kỹ thuật để phát hiện, kiểm soát, ngăn chặn đối tượng kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật.
Căn cứ Điều 41 Luật Thú y 2015, quy định về hoạt động kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn xuất khẩu như sau:
(i) Động vật, sản phẩm động vật có trong Danh mục động vật, sản phẩm động vật trên cạn thuộc diện phải kiểm dịch trước khi xuất khẩu phải được kiểm dịch và cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch theo yêu cầu của nước nhập khẩu hoặc chủ hàng; trường hợp nước nhập khẩu hoặc chủ hàng không yêu cầu kiểm dịch thì thực hiện theo quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vận trên cạn vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh.
(ii) Cục Thú y thực hiện việc kiểm dịch và cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch theo quy định của pháp luật Việt Nam và yêu cầu của nước nhập khẩu hoặc của chủ hàng.
(iii) Việc kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật được thực hiện tại nơi xuất phát hoặc tại nơi cách ly kiểm dịch ở cửa khẩu theo quy trình, yêu cầu vệ sinh thú y quy định đối với động vật, sản phẩm động vật xuất khẩu.
Điều 42. Trình tự kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn xuất khẩu – Luật Thú y 2015 1. Hồ sơ kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật xuất khẩu bao gồm: a) Đơn đăng ký kiểm dịch. b) Yêu cầu vệ sinh thú y của nước nhập khẩu hoặc chủ hàng (nếu có). c) Mẫu Giấy chứng nhận kiểm dịch của cơ quan có thẩm quyền của nước nhập khẩu (nếu có). 2. Việc kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật xuất khẩu được thực hiện theo trình tự sau đây: a) Tổ chức, cá nhân khi xuất khẩu động vật, sản phẩm động vật có trong Danh mục động vật, sản phẩm động vật trên cạn thuộc diện phải kiểm dịch nộp hồ sơ đăng ký kiểm dịch quy định tại khoản 1 Điều này cho Cục Thú y. b) Trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Cục Thú y quyết định và thông báo cho tổ chức, cá nhân đăng ký kiểm dịch về địa điểm, thời gian kiểm dịch. c) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày bắt đầu kiểm dịch, nếu đáp ứng yêu cầu kiểm dịch, Cục Thú y cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch; trường hợp kéo dài hơn 05 ngày làm việc hoặc không cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch phải thông báo, trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. 3. Trường hợp nước nhập khẩu không yêu cầu kiểm dịch thì thực hiện theo quy định tại Điều 39 của Luật này. Điều 43. Phân tích nguy cơ động vật, sản phẩm động vật trên cạn nhập khẩu – Luật Thú y 2015 1. Động vật, sản phẩm động vật có trong Danh mục động vật, sản phẩm động vật trên cạn thuộc diện phải phân tích nguy cơ trước khi nhập khẩu vào Việt Nam phải được phân tích nguy cơ. 2. Cục Thú y tổ chức thực hiện phân tích nguy cơ trên cơ sở thông tin do cơ quan có thẩm quyền về thú y của nước xuất khẩu cung cấp và các nguồn thông tin có liên quan khác. 3. Căn cứ kết quả phân tích nguy cơ, Cục Thú y quyết định việc nhập khẩu động vật, sản phẩm động vật. |