Hiện nay, có rất nhiều người lao động là F0 điều trị tại nhà. Vậy họ cần làm gì để được hưởng chế độ nghỉ ốm khi tham gia Bảo hiểm xã hội?
>> Chế độ thai sản đối với người mang thai hộ
>> Hướng dẫn điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng
Ảnh minh họa
Người lao động là F0 để nhận trợ cấp ốm đau phải đảm bảo các điều kiện theo Luật định bao gồm:
Một là, phải thuộc các đối tượng áp dụng trợ cấp ốm đau:
Hai là, người lao động đang tham gia BHXH và bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế trừ trường hợp ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc do tự hủy hoại sức khỏe, do say rượu hoặc sử dụng chất ma túy, tiền chất ma tý do Chính phủ quy định (Theo Khoản 1, Điều 25 Luật Bảo hiểm xã hội 2014).
Như vậy, người lao động nhiễm Covid-19 đang đóng bảo hiểm xã hội và điều trị tại nhà thì được hưởng chế độ ốm đau nếu có xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền.
Bước 1: Người lao động cần xin cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội tại các cơ sở y tế có thẩm quyền (trung tâm y tế; hoặc trạm y tế chăm sóc, quản lý) theo mẫu Phụ lục 7, Thông tư 56/2017/TT-BYT;
Bước 2: Người lao động nộp hồ sơ hưởng chế độ ốm đau cho doanh nghiệp trong 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc theo quy định tại Khoản 2, Điều 8, Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH; và
Bước 3: Sau khi nhận đủ hồ sơ từ người lao động, doanh nghiệp sẽ lập thêm mẫu 01B-HSB theo Quyết định 166/QĐ-BHXH và gửi toàn bộ hồ sơ cho cơ quan Bảo hiểm xã hội trong 10 ngày làm việc theo Khoản 2, Điều 102 Luật Bảo hiểm xã hội 2014.
Trong thời hạn 06 ngày làm việc, cơ quan Bảo hiểm xã hội giải quyết trợ cấp cho người lao động kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.
Theo Khoản 1, Điều 27 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì mức hưởng chế độ ốm đau tính theo tháng bằng 75% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc.
Trường hợp người lao động mới bắt đầu làm việc hoặc người lao động trước đó đã có thời gian đóng bảo hiểm xã hội, sau đó bị gián đoạn thời gian làm việc mà phải nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau ngay trong tháng đầu tiên trở lại làm việc thì mức hưởng bằng 75% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng đó.
Như vậy, số tiền trợ cấp ốm đau được tính theo công thức sau:
Mức hưởng = 75% x Tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ/24 ngày x số ngày nghỉ.
Ngoài ra, người lao động là F0 còn được nhận tiền dưỡng sức sau khi điều trị Covid-19 trong trường hợp: Sau khi điều trị COVID-19, trong vòng 30 ngày trở lại làm việc mà sức khỏe của người lao động vẫn chưa hồi phục thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe 05 ngày (theo Điều 29 của Luật bảo hiểm xã hội 2014).
Theo Khoản 3, Điều 29 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau một ngày bằng 30% mức lương cơ sở, tương đương với 447.000 đồng/ngày, tổng tối đa là 2.235.000 đồng./.
Trên đây là quy định về F0 điều trị tại nhà cần làm gì để nhận trợ cấp ốm đau? Nếu còn thắc mắc khác, độc giả vui lòng để lại câu hỏi tại đây.
Căn cứ pháp lý: