Thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giám định được đề xuất, cắt giảm, đơn giản hóa như thế nào? – Tường Sang (Quảng Ninh).
>> Đơn giản hóa việc cấp bổ sung, sửa GCN đăng ký hoạt động thử nghiệm (đề xuất)
>> Đơn giản hóa về điều kiện của cơ sở kinh doanh dịch vụ phòng cháy, chữa cháy (đề xuất)
Ngày 29/05/2023, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 587/QĐ-TTg phê duyệt Phương án cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ban hành.
Căn cứ theo quy định tại khoản 5 Phần III Quyết định 587/QĐ-TTg, nội dung đơn giản hóa thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giám định - mã thủ tục hành chính 1.003167 (đề xuất) bao gồm:
Bãi bỏ nội dung phải nộp danh sách giám định viên trong hồ sơ đăng ký và mẫu danh sách giám định viên trong trong Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 154/2018/NĐ-CP.
Lý do: Cơ quan thẩm định hồ sơ sẽ căn cứ vào các bằng cấp, chứng chỉ đào tạo, bằng chứng chứng minh kinh nghiệm đánh giá sự phù hợp của giám định viên để xem xét, đánh giá việc có đáp ứng điều kiện hay không nên có thể đơn giản hóa, bỏ quy định phải nộp danh sách giám định viên trong hồ sơ đăng ký, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho tổ chức giám định, giảm thời gian phải kê khai danh sách giám định viên theo biểu mẫu.
DANH SÁCH VĂN BẢN TRUNG ƯƠNG [Cập nhật liên tục và kịp thời] |
Đơn giản hóa thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giám định (đề xuất) (Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Bãi bỏ việc phải nộp danh sách giám định viên trong hồ sơ đăng ký quy định tại điểm c khoản 2 Điều 14 Nghị định 107/2016/NĐ-CP và Mẫu số 02 trong Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 154/2018/NĐ-CP.
- Lộ trình: Năm 2023 - 2024.
- Tổng chi phí tuân thủ trước khi cắt giảm, đơn giản hóa: 58.876.288 đồng/năm.
- Chi phí tuân thủ sau khi cắt giảm, đơn giản hóa: 53.983.568 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 4.892.720 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 8,3%.
Điều 16. Trình tự cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giám định - Nghị định 107/2016/NĐ-CP 1. Trường hợp cấp mới: a) Trường hợp hồ sơ không đầy đủ theo quy định, trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo bằng văn bản yêu cầu tổ chức giám định sửa đổi, bổ sung hồ sơ; b) Trường hợp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ, bộ quản lý ngành, lĩnh vực chịu trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận cho tổ chức giám định theo Mẫu số 10 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 107/2016/NĐ-CP; c) Thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận không quá 05 năm kể từ ngày cấp. 2. Trường hợp cấp bổ sung, sửa đổi: a) Giấy chứng nhận được cấp bổ sung, sửa đổi áp dụng đối với trường hợp tổ chức giám định bổ sung, mở rộng, thu hẹp phạm vi giám định; b) Trình tự cấp Giấy chứng nhận được thực hiện theo quy định tại điểm a và b khoản 1 Điều này; c) Thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận ghi theo thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giám định đã được cấp. 3. Trường hợp cấp lại: a) Giấy chứng nhận được cấp lại áp dụng đối với trường hợp tổ chức giám định có Giấy chứng nhận còn hiệu lực nhưng bị mất, hư hỏng hoặc thay đổi tên, địa chỉ của tổ chức; b) Trong thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận, tổ chức giám định có nhu cầu đăng ký cấp lại Giấy chứng nhận, tổ chức giám định lập 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp lại theo quy định tại khoản 4 Điều 14 Nghị định 107/2016/NĐ-CP và gửi về cơ quan tiếp nhận hồ sơ; c) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, bộ quản lý ngành, lĩnh vực chịu trách nhiệm cấp lại Giấy chứng nhận cho tổ chức giám định. Trường hợp không đáp ứng yêu cầu, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do; d) Thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận ghi theo thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giám định đã được cấp. |