Điều kiện cho phép thành lập trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập tư thục từ ngày 20/11/2024 được quy định tại Nghị định 125/2024/NĐ-CP.
Căn cứ khoản 1 và khoản 2 và khoản 4 Điều 31 Luật Người khuyết tật 2010, trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập là cơ sở cung cấp nội dung chương trình, thiết bị, tài liệu dạy và học, các dịch vụ tư vấn, hỗ trợ giáo dục, tổ chức giáo dục phù hợp với đặc điểm và hoàn cảnh của người khuyết tật.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thành lập hoặc cho phép thành lập Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập.
Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập có nhiệm vụ sau đây:
(i) Phát hiện khuyết tật để tư vấn lựa chọn phương thức giáo dục phù hợp.
(ii) Thực hiện biện pháp can thiệp sớm người khuyết tật tại cộng đồng để lựa chọn phương thức giáo dục phù hợp.
(iii) Tư vấn tâm lý, sức khỏe, giáo dục, hướng nghiệp để lựa chọn phương thức giáo dục phù hợp.
(iv) Hỗ trợ người khuyết tật tại gia đình, tại cơ sở giáo dục và cộng đồng.
(v) Cung cấp nội dung chương trình, thiết bị, tài liệu dạy và học đặc thù phù hợp với từng dạng tật, mức độ khuyết tật.
Công cụ tra cứu mã số thuế và thông tin doanh nghiệp (cập nhật mới) |
Luật Doanh nghiệp 2020 và các văn bản hướng dẫn [cập nhật ngày 29/08/2024] |
Hệ thống biểu mẫu về pháp luật doanh nghiệp (cập nhật mới) |
Điều kiện thành lập trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập tư thục từ 20/11/2024
(Ảnh minh họa – Nguồn Internet)
Căn cứ Điều 48 Nghị định 125/2024/NĐ-CP (có hiệu lực từ ngày 20/11/2024), điều kiện cho phép thành lập trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập tư thục bao gồm:
(i) Việc cho phép thành lập trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập tư thục phải phù hợp với quy hoạch hệ thống cơ sở giáo dục chuyên biệt đối với người khuyết tật và hệ thống trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
(ii) Có cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị và dịch vụ hỗ trợ phù hợp với đặc điểm người khuyết tật, gồm:
- Trụ sở, phòng làm việc của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên.
- Phòng học, phòng chức năng tương ứng để thực hiện các hoạt động của trung tâm.
- Khu nhà ở cho học sinh đối với trung tâm có người khuyết tật nội trú.
- Phương tiện, thiết bị, công cụ sử dụng để đánh giá, can thiệp, dạy học, hướng nghiệp, dạy nghề.
- Tài liệu chuyên môn, tài liệu hỗ trợ bảo đảm thực hiện các hoạt động của trung tâm.
(iii) Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên có trình độ chuyên môn phù hợp với các phương thức giáo dục người khuyết tật.
(iv) Nội dung chương trình giáo dục và tài liệu bồi dưỡng, tư vấn phù hợp với các phương thức giáo dục người khuyết tật.
(v) Có dự thảo quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm.
Lưu ý: Trường hợp trung tâm tổ chức dạy học cho học sinh khuyết tật:
- Có chương trình giáo dục và tài liệu dạy học phù hợp đối với học sinh khuyết tật theo quy định.
- Có đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên đủ số lượng, có phẩm chất, năng lực và trình độ đào tạo đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ giảng dạy cho học sinh khuyết tật.
Xem chi tiết tại bài viết: 05 trường hợp đình chỉ hoạt động trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập từ 20/11/2024
Căn cứ khoản 1 Điều 52 Nghị định 125/2024/NĐ-CP, các trường hợp trung tâm bị giải thể bao gồm:
(i) Vi phạm nghiêm trọng quy định về quản lý, tổ chức và hoạt động của trung tâm.
(ii) Hết thời hạn đình chỉ hoạt động mà không khắc phục được nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ.
(iii) Mục tiêu và nội dung hoạt động trong quyết định thành lập trung tâm không còn phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
(iv) Không bảo đảm chất lượng giáo dục.
(v) Theo đề nghị của tổ chức, cá nhân thành lập trung tâm.