Việc chuyển nhượng quyền đối với nhãn hiệu được coi là gây ra sự nhầm lẫn về đặc tính, nguồn gốc của hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu trong các trường hợp nào? – An Huy (An Giang).
>> Thủ tục xử lý hồ sơ đăng ký HĐ chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp 2023
>> Hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp năm 2023
Ngày 23/8/2023, Chính phủ vừa ban hành Nghị định 65/2023/NĐ-CP hướng dẫn Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp, bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và quản lý Nhà nước về sở hữu trí tuệ. Nghị định này có hiệu lực kể từ ngày ban hành.
Theo đó, căn cứ Điều 60 Nghị định 65/2023/NĐ-CP, điều kiện hạn chế việc chuyển nhượng quyền đối với nhãn hiệu được quy định cụ thể như sau:
(i) Việc chuyển nhượng quyền đối với nhãn hiệu theo quy định tại đoạn (iv) Mục 2 của bài viết được coi là gây ra sự nhầm lẫn về đặc tính, nguồn gốc của hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu trong các trường hợp sau đây:
- Nhãn hiệu được chuyển nhượng trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu khác đang được bảo hộ theo Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hoặc đăng ký quốc tế nhãn hiệu thuộc quyền sở hữu của bên chuyển nhượng;
- Một phần hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu được chuyển nhượng tương tự với phần hàng hóa, dịch vụ còn lại thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ thuộc quyền sở hữu của bên chuyển nhượng và việc sử dụng nhãn hiệu cùng với phần hàng hóa, dịch vụ đó của bên nhận chuyển nhượng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc thương mại của hàng hóa, dịch vụ (đối với trường hợp phạm vi chuyển nhượng là một phần danh mục hàng hóa, dịch vụ);
- Nhãn hiệu được chuyển nhượng có chứa yếu tố là dấu hiệu làm cho người tiêu dùng nhầm lẫn hoặc hiểu sai lệch về xuất xứ, chất lượng, giá trị, v.v… của hàng hóa, dịch vụ thuộc phạm vi chuyển nhượng.
(ii) Quyền đối với nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận chỉ được chuyển nhượng cho tổ chức đáp ứng các điều kiện đối với tổ chức có quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận đó.
Luật Sở hữu trí tuệ và văn bản sửa đổi, hướng dẫn đang có hiệu lực thi hành |
Điều kiện hạn chế việc chuyển nhượng quyền đối với nhãn hiệu năm 2023 (Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Căn cứ Điều 139 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (được bổ sung bởi khoản 55 Điều 1 Luật số 07/2022/QH15), các điều kiện hạn chế việc chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp được quy định như sau:
(i) Chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp chỉ được chuyển nhượng quyền của mình trong phạm vi được bảo hộ.
(ii) Quyền đối với chỉ dẫn địa lý không được chuyển nhượng.
(iii) Quyền đối với tên thương mại chỉ được chuyển nhượng cùng với việc chuyển nhượng toàn bộ cơ sở kinh doanh và hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại đó.
(iv) Việc chuyển nhượng quyền đối với nhãn hiệu không được gây ra sự nhầm lẫn về đặc tính, nguồn gốc của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu.
(v) Quyền đối với nhãn hiệu chỉ được chuyển nhượng cho tổ chức, cá nhân đáp ứng các điều kiện đối với người có quyền đăng ký nhãn hiệu đó.
(vi) Quyền đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước chỉ được chuyển nhượng cho tổ chức được thành lập theo pháp luật Việt Nam, cá nhân là công dân Việt Nam và thường trú tại Việt Nam. Tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng quyền sở hữu phải thực hiện các nghĩa vụ tương ứng của tổ chức chủ trì theo quy định Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (được sửa đổi, bổ sung năm 2009, năm 2019, năm 2022).
Căn cứ Điều 140 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
- Tên và địa chỉ đầy đủ của bên chuyển nhượng và bên được chuyển nhượng;
- Căn cứ chuyển nhượng;
- Giá chuyển nhượng;
- Quyền và nghĩa vụ của bên chuyển nhượng và bên được chuyển nhượng.