Khi tổ chức lại doanh nghiệp (chia, tách, hợp nhất, sáp nhập), doanh nghiệp cần thực hiện đăng ký thuế như thế nào? Mời quý thành viên cùng tham khảo nội dung dưới đây
>> Hồ sơ đăng ký thuế lần đầu năm 2022
>> Cách tính thuế TNCN đối với lao động thời vụ, thử việc
1. Quy định về đăng ký thuế khi tổ chức lại doanh nghiệp
Theo Điều 38 Luật Quản lý thuế 2019 quy định về việc đăng ký thuế trong trường hợp tổ chức lại doanh nghiệp như sau:
Theo Điều 20 Thông tư 105/2020/TT-BTC quy định về đăng ký thuế trong trường hợp tổ chức lại doanh nghiệp như sau:
(1) Đối với doanh nghiệp bị chia:
(2) Đối với doanh nghiệp mới được chia:
(1) Đối với doanh nghiệp bị tách:
Trường hợp sau khi tách, doanh nghiệp bị tách có phát sinh thay đổi thông tin đăng ký thuế, doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục thay đổi thông tin đăng ký thuế với cơ quan thuế quản lý trực tiếp trong thời hạn là 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày được cấp Giấy phép thành lập và hoạt động, Quyết định thành lập hoặc Văn bản tương đương khác của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Hồ sơ gồm:
(2) Đối với doanh nghiệp được tách:
Doanh nghiệp được tách phải thực hiện thủ tục đăng ký thuế với cơ quan thuế theo quy định đăng ký thuế lần đầu.
Căn cứ hồ sơ đăng ký thuế của doanh nghiệp được tách, cơ quan thuế thực hiện các thủ tục và trình tự để cấp mã số thuế cho người nộp thuế.
Doanh nghiệp nhận sáp nhập được giữ nguyên mã số thuế. Các doanh nghiệp bị sáp nhập bị chấm dứt hiệu lực mã số thuế.
(1) Doanh nghiệp bị sáp nhập:
Doanh nghiệp bị sáp nhập phải thực hiện thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế với cơ quan thuế quản lý trực tiếp theo quy định tại Điều 39 Luật Quản lý thuế.
Căn cứ hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế của doanh nghiệp bị sáp nhập, cơ quan thuế thực hiện thủ tục và trình tự để chấm dứt hiệu lực mã số thuế của doanh nghiệp bị sáp nhập.
(2) Doanh nghiệp nhận sáp nhập:
Trường hợp sáp nhập làm phát sinh thay đổi thông tin đăng ký thuế, trong thời hạn 10 (mười) làm việc ngày kể từ ngày được cấp Giấy phép thành lập và hoạt động, Quyết định thành lập hoặc Giấy tờ tương đương khác, doanh nghiệp nhận sáp nhập phải thực hiện thủ tục thay đổi thông tin đăng ký thuế với cơ quan thuế quản lý trực tiếp.
Hồ sơ gồm:
(1) Doanh nghiệp bị hợp nhất:
Các doanh nghiệp bị hợp nhất phải thực hiện thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế với cơ quan thuế quản lý trực tiếp.
Căn cứ hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế của các doanh nghiệp bị hợp nhất, cơ quan thuế thực hiện thủ tục và trình tự để chấm dứt hiệu lực mã số thuế của doanh nghiệp bị hợp nhất.
(2) Doanh nghiệp hợp nhất:
Doanh nghiệp hợp nhất phải thực hiện thủ tục đăng ký thuế với cơ quan thuế theo quy định về đăng ký thuế lần đầu.
Căn cứ hồ sơ đăng ký thuế của tổ chức hợp nhất, cơ quan thuế thực hiện các thủ tục và trình tự để cấp mã số thuế cho người nộp thuế.
Xem thêm: Hồ sơ đăng ký thuế lần đầu năm 2022.
Trên đây là quy định về Đăng ký thuế khi tổ chức lại doanh nghiệp năm 2022 Nếu còn thắc mắc khác, quý độc giả vui lòng để lại câu hỏi tại đây.