Bảng chấm công là một chứng từ kế toán không thể thiếu đối với kế toán tiền lương, nhân sự và nó là một trong những cơ sở để doanh nghiệp trả lương, thưởng cho người lao động. Việc cập nhật những thay đổi mới về bảng chấm công là vô cùng cần thiết; cho nên, PHÁP LÝ KHỞI NGHIỆP gửi đến Quý thành viên file excel Bảng chấm công mới nhất đã được tổng hợp lịch năm 2020 và các công thức tính toán.
>> Nghỉ việc phải báo trước bao nhiêu ngày?
>> Điểm mới về cấp Thị thực cho NLĐNN làm việc tại Việt Nam từ 01/7/2020 (Phần 2)
Bảng chấm công được sử dụng ở hầu hết các doanh nghiệp, đơn vị nhằm đảm bảo quyền và lợi ích cho cả người lao động lẫn doanh nghiệp. Bảng chấm công dùng để theo dõi ngày công thực tế làm việc, nghỉ việc, nghỉ hưởng chế độ bảo hiểm, ... của người lao động, làm căn cứ để trả lương và quản lý lao động trong doanh nghiệp.
Mẫu bảng chấm công gồm nhiều loại: Bảng chấm công làm thêm giờ, bảng chấm công theo giờ, bảng chấm công theo ngày, … tùy vào từng vị trí, bộ phận và công việc.
Mỗi doanh nghiệp sẽ có cách lập bảng chấm công khác nhau nhưng phải đảm bảo cung cấp những thông tin theo quy định của Luật Kế toán và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế.
Doanh nghiệp có thể lựa chọn áp dụng theo biểu mẫu:
- Bảng chấm công (theo mẫu 01a-LĐTL ban hành kèm theo Phụ lục số 3 Thông tư 200/2014/TT-BTC).
- Bảng chấm công được tự thiết kế phù hợp với đặc điểm hoạt động và yêu cầu quản lý của đơn vị.
Tham khảo và tải về mẫu Bảng chấm công năm 2020 TẠI ĐÂY.
Ngoài ra, Quý thành viên có thể xem thêm mẫu Bảng chấm công làm thêm giờ (theo mẫu 01b-LĐTL ban hành kèm theo Phụ lục số 3 Thông tư 200/2014/TT-BTC).
Quý thành viên hãy theo dõi chúng tôi để nhận thêm nhiều tin tức:
Hải Hà