Cho tôi hỏi, năm 2023 Nhà nước có chương trình nào để phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới trong lĩnh vực nông nghiệp hay không? – Thành Công (Nghệ An).
>> Chương trình khung cập nhật kiến thức hành nghề dịch vụ làm thủ tục thuế năm 2023
>> Quyết định 21/QĐ-QLD thu hồi giấy đăng ký lưu hành thuốc tại Việt Nam với 02 thuốc
Ngày 16/01/2023, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ký Quyết định 296/QĐ-BNN-KHCN (có hiệu lực từ ngày 16/01/2023) về việc phê duyệt chiến lược phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo ngành nông nghiệp và phát triển nông thông đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Trong đó, việc triển khai một số Chương trình trọng điểm phát triển khoa học&công nghệ (KH&CN) và đổi mới sáng tạo (ĐMST) ngành nông nghiệp được quy định tại tiểu mục 4 Mục III Quyết định 296/QĐ-BNN-KHCN ngày 16/01/2023.
- Tiếp tục triển khai nghiên cứu làm chủ công nghệ về giống, quy trình canh tác theo chuỗi giá trị đối với 5 sản phẩm quốc gia đã được phê duyệt gồm: sản phẩm lúa gạo Việt Nam chất lượng cao, năng suất cao; sản phẩm nấm ăn, nấm dược liệu; sản phẩm Cà phê Việt Nam chất lượng cao; sản phẩm cá da trơn Việt Nam chất lượng cao và các sản phẩm chế biến từ cá da trơn; sản phẩm Tôm nước lợ (gồm tôm sú và tôm thẻ chân trắng).
- Xây dựng khung chương trình cho 3 - 5 sản phẩm nông nghiệp chủ lực quốc gia mới (lĩnh vực chăn nuôi-thú y, lâm nghiệp), báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt theo Quyết định 157/QĐ-TTg ngày 01/02/2021.
- Rà soát, hoàn thiện chương trình khung sản phẩm quốc gia phù hợp với Chiến lược phát triển ngành nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 theo hướng sản xuất theo chuỗi liên kết; ứng dụng KH&CN và ĐMST để tạo ra sự đột phá về giá trị kinh tế, môi trường và xã hội bền vững.
- Tập trung triển khai các dự án hỗ trợ sản phẩm quốc gia, khuyến khích doanh nghiệp đi tiên phong, xác định doanh nghiệp đủ tiềm lực đầu tư để tạo ra sản phẩm, công nghệ mang tính tạo đột phá, đạt tiêu chí quốc gia ở quy mô lớn.
- Làm chủ một số công nghệ mới, công nghệ tiên tiến để ứng dụng, chuyển giao vào sản xuất quy mô hàng hoá. Hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng thương hiệu, xúc tiến thương mại, phát triển thị trường đối với một số sản phẩm nông nghiệp quốc gia ở quy mô lớn, xây dựng hệ thống quản trị chuỗi giá trị.
Chương trình phát triển KH&CN và đổi mới sáng tạo ngành nông nghiệp đến năm 2030 (Ảnh minh họa)
Thực hiện Quyết định 429/QĐ-TTg ngày 24/3/2021 về phê duyệt “Đề án phát triển công nghiệp sinh học ngành nông nghiệp đến năm 2030” với mục tiêu là: phát triển công nghiệp sinh học ngành nông nghiệp có giá trị gia tăng cao, bền vững, thân thiện với môi trường phục vụ phát triển kinh tế nông nghiệp; nâng cao tiềm lực nghiên cứu phát triển, ứng dụng và làm chủ công nghệ sinh học nông nghiệp hiện đại của khu vực và thế giới; đưa Việt Nam trở thành quốc gia có trình độ công nghệ sinh học nông nghiệp ngang bằng các nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới với các nhiệm vụ cụ thể:
- Triển khai nghiên cứu, phát triển các công nghệ sinh học thế hệ mới, công nghệ chỉnh sửa gen; tiếp cận và làm chủ công nghệ tạo các chế phẩm sinh học (sản phẩm phân bón sinh học, thuốc bảo vệ thực vật nguồn gốc sinh học, chế phẩm bảo quản, xử lý môi trường, vắc-xin thế hệ mới, KIT thử...) trong trồng trọt, lâm nghiệp, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, tiến tới thay thế một phần các sản phẩm nguồn gốc hóa học.
- Làm chủ công nghệ tế bào thực vật trong nhân giống cây trồng sạch bệnh quy mô công nghiệp, giảm giá thành sản xuất cây giống tối thiểu 30% so với công nghệ truyền thống. Đến năm 2030, làm chủ được một số công nghệ sinh học thế hệ mới, tạo ra sản phẩm quy mô công nghiệp ứng dụng thực tiễn sản xuất.
- Tiếp nhận, ứng dụng và chuyển giao công nghệ mới vào sản xuất ở quy mô công nghiệp; tạo và phát triển được giống cây trồng, vật nuôi mang tính trạng cải tiến như: chống chịu các sâu bệnh hại chính, các điều kiện bất thuận, sinh trưởng nhanh... bằng công nghệ chỉ thị phân tử, chỉnh sửa gen.
- Đẩy mạnh xây dựng và phát triển công nghiệp sinh học trong nông nghiệp, ưu tiên nhóm sản phẩm giống cây trồng, vật nuôi, quy trình công nghệ nhân nuôi cấy mô tế bào, chế phẩm sinh học phục vụ sản xuất nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn, nông nghiệp xanh phát thải thấp, chế phẩm chẩn đoán, vắc xin phòng trị bệnh. Đến năm 2025, phát triển, tăng tối thiểu 20% số lượng doanh nghiệp công nghiệp sinh học nông nghiệp; đến năm 2030, phát triển, tăng tối thiểu 30% số lượng doanh nghiệp công nghiệp sinh học nông nghiệp so với giai đoạn 2021-2025.
- Nâng cao năng lực cơ sở vật chất, trang thiết bị để tiếp nhận, ứng dụng chuyển giao công nghệ sinh học quy mô công nghiệp, tiến tới hình thành ngành công nghiệp sinh học trong nông nghiệp.
- Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực công nghệ sinh học nông nghiệp đáp ứng nhu cầu phát triển công nghiệp sinh học theo các hình thức đào tạo mới, đào tạo lại, đào tạo nghề, bồi dưỡng ngắn hạn bảo đảm chất lượng, đặc biệt chú trọng đào tạo chuyên gia trình độ cao (thạc sĩ, tiến sỹ, sau tiến sỹ) theo nhóm công tác chuyên ngành phục vụ phát triển công nghiệp sinh học ngành nông nghiệp.
Thực hiện Quyết định 130/QĐ-TTg ngày 27/01/2021 về việc Phê duyệt Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2030, trong đó phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tập trung vào: nghiên cứu, làm chủ, phát triển công nghệ cao, ứng dụng hiệu quả công nghệ cao trong lĩnh vực nông nghiệp; xây dựng nền nông nghiệp hiện đại, sản xuất hàng hoá lớn, có giá trị gia tăng và sức cạnh tranh cao; hình thành, phát triển một số khu, vùng và doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Một số nhiệm vụ trọng tâm:
- Phát triển và làm chủ được một số công nghệ cao thuộc Danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển trong lĩnh vực nông nghiệp, ứng dụng có hiệu quả vào hoạt động sản xuất sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao quy mô hàng hóa. Tạo ra và đưa vào sản xuất được ít nhất 8-10 giống cây trồng vật nuôi chủ lực có năng suất cao, chất lượng tốt, khả năng chống chịu vượt trội; 8-10 quy trình công nghệ tiên tiến; 8-10 chế phẩm sinh học, vật tư, máy móc, thiết bị mới phục vụ sản xuất nông nghiệp.
- Thúc đẩy ứng dụng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến để sản xuất một số sản phẩm nông nghiệp có giá trị gia tăng cao; góp phần đưa tỷ lệ giá trị sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2025 đạt trên 20%, đến năm 2030 đạt 30%; góp phần thúc đẩy tốc độ tăng năng suất lao động nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt bình quân từ 7,0 đến 8,0%/năm.
- Xây dựng các mô hình trình diễn về cơ giới hoá đồng bộ sản xuất nông nghiệp, bảo quản và chế biến nông sản với công nghệ và thiết bị tiên tiến, hiện đại, có mức độ cơ giới hóa và tự động hóa cao để khuyến cáo cho các doanh nghiệp áp dụng vào sản xuất.
- Nghiên cứu ứng dụng, xây dựng các công cụ phục vụ chuyển đổi số, số hóa, tạo lập dữ liệu, chuẩn hóa tạo lập cơ sở dữ liệu lớn của ngành nông nghiệp, tập trung vào đất nông nghiệp, cây trồng, vật nuôi, thủy sản, thủy lợi, phòng chống thiên tai; kết nối, chia sẻ cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu ngành, lĩnh vực phục vụ chỉ đạo, điều hành của Bộ và các đơn vị, sản xuất, kinh doanh của người dân, doanh nghiệp.
- Nghiên cứu ứng dụng, phát triển ứng dụng công nghệ số để tối ưu hóa quá trình sản xuất nông nghiệp, quản trị, hướng đến các mô hình nông nghiệp chính xác, nông nghiệp thông minh.
- Nghiên cứu áp dụng số hóa mạnh mẽ trong hệ thống quản lý nhà nước và dịch vụ công trong ngành nông nghiệp (thủy lợi, khuyến nông, truy xuất nguồn gốc, quản lý chất lượng và an toàn thực phẩm, hỗ trợ tiếp cận thị trường và tài chính…).
- Nghiên cứu, tham mưu xây dựng cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển nền nông nghiệp xanh, giảm phát thải và ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu, sử dụng hiệu quả tài nguyên, khắc phục ô nhiễm môi trường khu vực nông nghiệp nông thôn, bảo tồn đa dạng sinh học.
- Nghiên cứu phát triển nông nghiệp xanh trên cơ sở ứng dụng đồng bộ các quy trình, công nghệ sử dụng hợp lý, tiết kiệm vật tư đầu vào, giảm phát thải cho sản xuất nông nghiệp, sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên, nâng cao tính cạnh tranh của nông sản.
- Nghiên cứu phát triển công nghệ xử lý và tái sử dụng các phế thải, phụ phẩm, mang lại giá trị gia tăng trong chuỗi sản xuất nông nghiệp, ổn định kinh tế, bảo vệ tài nguyên và hệ sinh thái nông nghiệp. Quản lý và sử dụng bền vững diện tích rừng hiện có, đẩy mạnh trồng rừng mới (nhất là rừng gỗ lớn) và tái sinh tự nhiên để tăng độ che phủ và khả năng hấp thụ, lưu giữ các-bon của rừng; phát triển nông nghiệp sinh thái, đa dạng thích ứng với biến đổi khí hậu; khuyến khích áp dụng các công nghệ hiện đại, các giống cây trồng, vật nuôi có tính chống chịu cao, xác lập cơ chế giám sát chặt chẽ để thúc đẩy phát triển nông nghiệp xanh, phát thải các-bon thấp.
- Nghiên cứu về các mô hình kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp. Tập trung nghiên cứu, ứng dụng, đổi mới công nghệ và áp dụng tiến bộ khoa học vào quá trình phát triển mô hình kinh tế tuần hoàn nông nghiệp phù hợp với từng địa phương và khu vực. Hoàn thiện và nhân rộng các mô hình kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp phù hợp với điều kiện tự nhiên, phong tục tập quán của mỗi địa phương, khu vực.
- Đẩy mạnh thí điểm và nhân rộng các mô hình sản xuất nông nghiệp mới làm hình mẫu cho các vùng chuyên canh, đáp ứng các yêu cầu thị trường như: nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp xanh, tiết kiệm tài nguyên và giảm thải; nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn, nông nghiệp thông minh, nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp kết hợp công nghiệp (chế biến nông sản, tái chế phế, phụ phẩm, sản xuất năng lượng tái tạo,...), nông nghiệp kết hợp dịch vụ (du lịch trải nghiệm, dịch vụ bảo vệ môi trường, dịch vụ đào tạo và cung cấp chuyển giao công nghệ, dịch vụ kinh doanh nông sản...).
- Nghiên cứu các thể chế, chính sách khuyến khích nông dân, doanh nghiệp, người tiêu dùng tham gia thực hiện các giải pháp phát triển xanh, nông nghiệp tuần hoàn, thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm phát thải khí nhà kính.
Thực hiện có hiệu quả Quyết định 923/QĐ-TTg ngày 02/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Chương trình khoa học công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 để cung cấp kịp thời những luận cứ khoa học, thực tiễn và giải pháp thúc đẩy thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 và định hướng đến năm 2030 theo hướng phát triển toàn diện, bền vững; góp phần phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường nông thôn; nâng cao chất lượng đời sống của người dân; thúc đẩy liên kết và thu hẹp khoảng cách giữa các vùng miền, trong đó tập trung vào một số nội dung sau:
- Tiếp tục nghiên cứu nhằm hoàn thiện cơ sở lý luận và thực tiễn để đề xuất cơ chế, chính sách hỗ trợ thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trong tình hình mới, nhất là các cơ chế chính sách phát triển nông thôn gắn với quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa, kinh tế xanh, nông thôn thông minh.
- Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp KH&CN thực hiện các nội dung: Phát triển kinh tế nông nghiệp, kinh tế nông thôn, kinh tế tuần hoàn, công nghệ thực phẩm nông nghiệp, phát triển ngành nghề thủ công mỹ nghệ, nhất là ở các vùng đồng bào dân tộc thiểu số; thúc đẩy chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới; phát triển du lịch nông thôn; giữ gìn an ninh trật tự trên địa bàn nông thôn; nâng cao chất lượng các dịch vụ hành chính công, hoạt động của chính quyền cơ sở, giải pháp quản trị và kết nối các cộng đồng dân cư nông thôn.
- Nghiên cứu, xây dựng và nhân rộng các mô hình phát triển kinh tế nông nghiệp, kinh tế nông thôn phù hợp với điều kiện đặc thù, phát huy được thế mạnh của từng địa phương, vùng miền trên cơ sở ứng dụng thành tựu KH&CN; các dự án kinh tế xanh, tuần hoàn, sử dụng hiệu quả phụ phẩm nông nghiệp…; khuyến khích các đề tài, dự án, mô hình nhằm thúc đẩy liên kết sản xuất và phát triển thị trường theo chuỗi giá trị sản phẩm.
- Nghiên cứu các mô hình xây dựng nông thôn mới gắn với bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, bảo vệ môi trường và cảnh quan nông thôn.
- Nghiên cứu áp dụng số hóa trong xây dựng nông thôn mới, hướng tới nông thôn mới thông minh.
- Nghiên cứu, xây dựng các mô hình phát triển cộng đồng dựa vào nội lực.
>> Xem thêm bài viết:
>> Quy định mới về hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp từ ngày 15/10/2022
>> Chính sách hỗ trợ DN nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo từ ngày 25/06/2022