PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP tiếp tục hướng dẫn Chuẩn mực kiểm toán số 700: Hình thành ý kiến kiểm toán và báo cáo kiểm toán về BCTC qua bài viết sau:
>> Chuẩn mực kiểm toán số 700: Hình thành ý kiến kiểm toán và báo cáo kiểm toán về BCTC (Phần 10)
>> Chuẩn mực kiểm toán số 700: Hình thành ý kiến kiểm toán và báo cáo kiểm toán về BCTC (Phần 9)
Căn cứ vào Hệ thống Chuẩn mực kế toán Việt Nam Chuẩn mực kiểm toán số 700: Hình thành ý kiến kiểm toán và báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính (sau đây gọi tắt là Chuẩn mực kiểm toán số 700) ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC, bài viết tiếp tục hướng dẫn thực hiện Chuẩn mực kiểm toán số 700. Cụ thể như sau:
Khi thực hiện Chuẩn mực kiểm toán số 700 cần tham khảo Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 200.
Đoạn 20 của Chuẩn mực kiểm toán số 700 (ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC) được hướng dẫn cụ thể như sau:
Hướng dẫn đoạn 21 của Chuẩn mực kiểm toán số 700 (ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC) cụ thể như sau:
Tiêu đề báo cáo kiểm toán phải chỉ rõ đó là báo cáo của kiểm toán độc lập, ví dụ “Báo cáo kiểm toán độc lập”, xác nhận và khẳng định rằng kiểm toán viên đáp ứng chuẩn mực và các quy định về đạo đức nghề nghiệp có liên quan về tính độc lập và do đó, phân biệt rõ giữa báo cáo kiểm toán độc lập với các báo cáo do các đối tượng khác phát hành.
Toàn văn File Word Thông tư hướng dẫn chế độ kế toán năm 2023 |
Chuẩn mực kiểm toán số 700: Hình thành ý kiến kiểm toán và báo cáo kiểm toán về BCTC (Phần 11)
(Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Hướng dẫn đoạn 22 của Chuẩn mực kiểm toán số 700 (ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC), như sau:
Pháp luật và các quy định của Việt Nam quy định rõ người nhận báo cáo kiểm toán. Người nhận báo cáo kiểm toán là những người mà báo cáo được lập cho họ sử dụng, thường là các cổ đông, Ban quản trị hoặc Ban Giám đốc của đơn vị có báo cáo tài chính được kiểm toán.
Hướng dẫn đoạn 23 của Chuẩn mực kiểm toán số 700 (ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC), như sau:
- Mở đầu của báo cáo kiểm toán nói rõ rằng kiểm toán viên đã kiểm toán các báo cáo tài chính kèm theo của đơn vị, bao gồm [nêu đầy đủ tiêu đề của từng báo cáo tài chính cấu thành bộ báo cáo tài chính đầy đủ theo khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính được áp dụng, nêu rõ ngày kết thúc kỳ kế toán hoặc kỳ kế toán của từng báo cáo tài chính] và phần tóm tắt các chính sách kế toán quan trọng và các thuyết minh khác.
- Nếu kiểm toán viên biết được rằng các báo cáo tài chính đã được kiểm toán sẽ được đưa vào một tài liệu trong đó chứa các thông tin khác (như báo cáo thường niên), kiểm toán viên cần phải xem xét, nếu hình thức trình bày cho phép, xác định rõ số trang mà báo cáo tài chính đã kiểm toán được trình bày.
Điều này sẽ giúp người sử dụng báo cáo xác định rõ báo cáo tài chính mà báo cáo kiểm toán tham chiếu đến.
- Báo cáo kiểm toán trình bày ý kiến kiểm toán về một bộ báo cáo tài chính đầy đủ theo định nghĩa trong khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính được áp dụng.
Ví dụ, phần lớn các khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính cho mục đích chung quy định một bộ báo cáo tài chính đầy đủ gồm:
+ Bảng cân đối kế toán.
+ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
+ Báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu.
+ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
+ Phần tóm tắt các chính sách kế toán quan trọng.
+ Các thuyết minh khác.
Tại một số nước, cũng như tại Việt Nam, các thông tin bổ sung cũng có thể được coi là một phần không thể tách rời của báo cáo tài chính.
Quý khách hàng tiếp tục xem >> Chuẩn mực kiểm toán số 700: Hình thành ý kiến kiểm toán và báo cáo kiểm toán về BCTC (Phần 12).