PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP tiếp tục trình bày quy định về Chuẩn mực kiểm toán số 600: Lưu ý khi kiểm toán BCTC tập đoàn qua bài viết sau đây:
>> Chuẩn mực kiểm toán số 600: Lưu ý khi kiểm toán BCTC tập đoàn (Phần 3)
>> Chuẩn mực kiểm toán số 600: Lưu ý khi kiểm toán BCTC tập đoàn (Phần 2)
Căn cứ theo Hệ thống Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam Chuẩn mực kiểm toán số 600: Lưu ý khi kiểm toán báo cáo tài chính tập đoàn (Kể cả công việc của kiểm toán viên đơn vị thành viên) (gọi tắt là Chuẩn mực kiểm toán số 600) ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC, Chuẩn mực kiểm toán số 600 được quy định như sau:
- Theo quy định của Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 315: Xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu thông qua hiểu biết về đơn vị được kiểm toán và môi trường của đơn vị ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT3-BTC, kiểm toán viên phải xác định và đánh giá các rủi ro có sai sót trọng yếu thông qua việc tìm hiểu về đơn vị và môi trường hoạt động của đơn vị. Nhóm kiểm toán báo cáo tài chính tập đoàn phải:
+ Tăng cường hiểu biết đã thu thập được trong giai đoạn đánh giá chấp nhận khách hàng hoặc duy trì hợp đồng kiểm toán về tập đoàn, các đơn vị thành viên trong tập đoàn và môi trường hoạt động, kể cả các kiểm soát được áp dụng cho cả tập đoàn.
+ Tìm hiểu về quy trình hợp nhất, bao gồm cả những hướng dẫn được Ban Giám đốc tập đoàn đưa ra cho các đơn vị thành viên (xem hướng dẫn tại đoạn A23 - A29 Chuẩn mực kiểm toán số 600).
- Nhóm kiểm toán tập đoàn phải có đầy đủ hiểu biết để:
+ Khẳng định hoặc thay đổi lại những nhận định ban đầu về các đơn vị thành viên có thể là đơn vị thành viên quan trọng.
+ Đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu trong báo cáo tài chính tập đoàn, kể cả rủi ro do gian lận hay nhầm lẫn, theo quy định của Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 315: Xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu thông qua hiểu biết về đơn vị được kiểm toán và môi trường của đơn vị ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC (xem hướng dẫn tại đoạn A30 - A31 Chuẩn mực kiểm toán số 600).
Chuẩn mực kiểm toán số 600 theo Hệ thống Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam |
Chuẩn mực kiểm toán số 600: Lưu ý khi kiểm toán BCTC tập đoàn (Phần 4) (Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
- Nếu nhóm kiểm toán tập đoàn dự định yêu cầu một kiểm toán viên đơn vị thành viên thực hiện kiểm toán hoặc soát xét thông tin tài chính hoặc báo cáo tài chính của một đơn vị thành viên, nhóm kiểm toán tập đoàn phải có hiểu biết về những vấn đề sau (xem hướng dẫn tại đoạn A32 - A35 Chuẩn mực kiểm toán số 600):
+ Liệu kiểm toán viên đó có hiểu và tuân thủ chuẩn mực và các quy định về đạo đức nghề nghiệp có liên quan đến kiểm toán tập đoàn và đặc biệt là có độc lập hay không (xem hướng dẫn tại đoạn A37 Chuẩn mực kiểm toán số 600).
+ Năng lực chuyên môn của kiểm toán viên đó (xem hướng dẫn tại đoạn A38 Chuẩn mực kiểm toán số 600).
+ Liệu nhóm kiểm toán tập đoàn có thể tham gia vào công việc của kiểm toán viên đó ở mức độ cần thiết để thu thập được đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp hay không.
+ Liệu kiểm toán viên đó có hoạt động trong môi trường pháp lý có thể giám sát tích cực các kiểm toán viên hay không (xem hướng dẫn tại đoạn A36 Chuẩn mực kiểm toán số 600).
- Nếu một kiểm toán viên đơn vị thành viên không đáp ứng được các yêu cầu về tính độc lập liên quan đến kiểm toán tập đoàn, hoặc nhóm kiểm toán tập đoàn đặc biệt chú ý đến những vấn đề khác được nêu trong đoạn 19(a) - (c) Chuẩn mực kiểm toán số 600 thì nhóm kiểm toán tập đoàn phải tự thu thập đầy đủ bằng chứng thích hợp liên quan đến thông tin tài chính hoặc báo cáo tài chính của đơn vị thành viên, thay vì yêu cầu kiểm toán viên đơn vị thành viên thực hiện kiểm toán hoặc soát xét thông tin tài chính hoặc báo cáo tài chính của đơn vị thành viên đó (xem hướng dẫn tại đoạn A39 - A41 Chuẩn mực kiểm toán số 600).
Quý khách hàng xem tiếp tục >> Chuẩn mực kiểm toán số 600: Lưu ý khi kiểm toán BCTC tập đoàn (Phần 5)