PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP tiếp tục trình bày quy định về Chuẩn mực kiểm toán số 500: Bằng chứng kiểm toán qua bài viết sau đây:
>> Chuẩn mực kiểm toán số 500: Bằng chứng kiểm toán (Phần 8)
>> Chuẩn mực kiểm toán số 500: Bằng chứng kiểm toán (Phần 7)
Căn cứ Hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam Chuẩn mực kiểm toán số 500: Bằng chứng kiểm toán (gọi tắt là Chuẩn mực kiểm toán số 500) (ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC ngày 06 tháng 12 năm 2012 của Bộ Tài chính), Chuẩn mực kiểm toán số 500 tiếp tục được hướng dẫn như sau:
Hướng dẫn đoạn 08 Chuẩn mực kiểm toán số 500 (ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC) như sau:
- Việc lập và trình bày báo cáo tài chính của đơn vị được kiểm toán có thể cần đến chuyên môn trong một lĩnh vực khác ngoài kế toán, kiểm toán, ví dụ như việc tính toán thống kê bảo hiểm, định giá, hoặc dữ liệu kỹ thuật. Đơn vị được kiểm toán có thể tuyển dụng hoặc thuê chuyên gia trong các lĩnh vực này để có đủ chuyên môn cần thiết cho việc lập và trình bày báo cáo tài chính, nếu không sẽ làm tăng rủi ro có sai sót trọng yếu.
Toàn văn File Word Thông tư hướng dẫn chế độ kế toán năm 2023 |
Chuẩn mực kiểm toán số 500: Bằng chứng kiểm toán (Phần 9) (Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
- Khi tài liệu, thông tin được sử dụng làm bằng chứng kiểm toán được tạo ra nhờ sử dụng công việc của chuyên gia của đơn vị được kiểm toán thì kiểm toán viên cần thực hiện theo quy định tại đoạn 08 Chuẩn mực kiểm toán số 500 ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC. Ví dụ, một cá nhân hoặc tổ chức có thể có chuyên môn trong việc áp dụng các mô hình để ước tính giá trị hợp lý của chứng khoán khi không có tài liệu, thông tin thị trường cho các chứng khoán này. Nếu cá nhân hoặc tổ chức sử dụng chuyên môn để đưa ra ước tính mà đơn vị được kiểm toán sử dụng ước tính này trong việc lập và trình bày báo cáo tài chính thì cá nhân hoặc tổ chức đó là chuyên gia của đơn vị được kiểm toán và được áp dụng theo quy định của đoạn 08 Chuẩn mực kiểm toán số 500 ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC. Mặt khác, nếu cá nhân hoặc tổ chức chỉ cung cấp dữ liệu về giá của các giao dịch riêng không phải của đơn vị mà đơn vị sử dụng dữ liệu này trong các phương pháp ước tính riêng của đơn vị thì tài liệu, thông tin đó nếu được sử dụng làm bằng chứng kiểm toán, sẽ áp dụng theo quy định tại đoạn 07 Chuẩn mực kiểm toán số 500 ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC, mà không được coi là việc sử dụng chuyên gia của đơn vị được kiểm toán.
- Nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục kiểm toán theo quy định tại đoạn 08 Chuẩn mực kiểm toán số 500 ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC có thể chịu ảnh hưởng của các vấn đề như:
+ Bản chất và độ phức tạp của vấn đề có sự tham gia của chuyên gia của đơn vị được kiểm toán;
+ Rủi ro có sai sót trọng yếu của vấn đề;
+ Tính sẵn có của các nguồn bằng chứng kiểm toán thay thế;
+ Nội dung, phạm vi và mục tiêu công việc của chuyên gia của đơn vị được kiểm toán;
+ Chuyên gia của đơn vị được kiểm toán do đơn vị tuyển dụng hay do đơn vị thuê để cung cấp các dịch vụ liên quan;
+ Phạm vi mà Ban Giám đốc đơn vị được kiểm toán có thể kiểm soát hoặc mức độ ảnh hưởng của Ban Giám đốc đối với công việc của chuyên gia;
+ Chuyên gia của đơn vị được kiểm toán có tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật hoặc các yêu cầu khác về chuyên môn của ngành nghề hay không;
+ Nội dung và phạm vi kiểm soát của đơn vị được kiểm toán đối với công việc của chuyên gia của đơn vị;
+ Kiến thức và kinh nghiệm của kiểm toán viên về lĩnh vực chuyên môn của chuyên gia của đơn vị được kiểm toán;
+ Kinh nghiệm trước đây của kiểm toán viên về công việc của chuyên gia đó.
Quý khách hàng xem tiếp >> Chuẩn mực kiểm toán số 500: Bằng chứng kiểm toán (Phần 10)