PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP tiếp tục trình bày quy định về Chuẩn mực kiểm toán số 500: Bằng chứng kiểm toán qua bài viết sau đây:
>> Chuẩn mực kiểm toán số 500: Bằng chứng kiểm toán (Phần 10)
>> Chuẩn mực kiểm toán số 500: Bằng chứng kiểm toán (Phần 9)
Căn cứ Hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam Chuẩn mực kiểm toán số 500: Bằng chứng kiểm toán (gọi tắt là Chuẩn mực kiểm toán số 500) (ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC ngày 06 tháng 12 năm 2012 của Bộ Tài chính), Chuẩn mực kiểm toán số 500 tiếp tục được hướng dẫn như sau:
Hướng dẫn đoạn 08(b) Chuẩn mực kiểm toán số 500 (ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC) như sau:
- Hiểu biết về công việc của chuyên gia của đơn vị được kiểm toán bao gồm hiểu biết về lĩnh vực chuyên môn có liên quan. Hiểu biết về lĩnh vực chuyên môn liên quan có thể đạt được cùng với quyết định của kiểm toán viên về việc liệu kiểm toán viên có đủ chuyên môn cần thiết để đánh giá công việc của chuyên gia đó hay phải cần đến chuyên gia của doanh nghiệp kiểm toán để thực hiện việc đánh giá này (xem quy định tại đoạn 07 Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 620 ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC).
- Những khía cạnh thuộc lĩnh vực chuyên môn của chuyên gia của đơn vị được kiểm toán mà kiểm toán viên cần hiểu biết, bao gồm:
+ Lĩnh vực chuyên môn của chuyên gia có những phần chuyên sâu liên quan đến cuộc kiểm toán hay không;
+ Các chuẩn mực nghề nghiệp, các chuẩn mực khác và những yêu cầu của pháp luật và các quy định phải áp dụng;
+ Giả định và phương pháp mà chuyên gia của đơn vị được kiểm toán áp dụng, tính phổ biến của các giả định và phương pháp trong lĩnh vực chuyên môn của chuyên gia và sự phù hợp với mục đích lập báo cáo tài chính;
+ Nội dung của tài liệu, thông tin hoặc dữ liệu nội bộ và bên ngoài mà chuyên gia của đơn vị được kiểm toán sử dụng.
- Trong trường hợp chuyên gia được đơn vị thuê, thông thường sẽ có một hợp đồng hoặc một dạng văn bản thỏa thuận khác giữa đơn vị và chuyên gia. Khi tìm hiểu về công việc của chuyên gia của đơn vị được kiểm toán, việc đánh giá hợp đồng hoặc thỏa thuận đó có thể giúp kiểm toán viên xác định tính thích hợp của các vấn đề sau cho mục đích kiểm toán:
+ Nội dung, phạm vi và mục tiêu công việc của chuyên gia;
+ Vai trò và trách nhiệm của Ban Giám đốc đơn vị được kiểm toán và chuyên gia;
+ Nội dung, lịch trình, phạm vi trao đổi giữa Ban Giám đốc đơn vị được kiểm toán và chuyên gia, kể cả loại hình báo cáo mà chuyên gia cung cấp.
- Trong trường hợp chuyên gia được đơn vị tuyển dụng, thông thường sẽ không có hợp đồng hoặc văn bản thỏa thuận như đã nêu trên. Phỏng vấn chuyên gia và các thành viên Ban Giám đốc đơn vị được kiểm toán có thể là phương pháp thích hợp nhất để kiểm toán viên có được những hiểu biết cần thiết.
Toàn văn File Word Thông tư hướng dẫn chế độ kế toán năm 2023 |
Chuẩn mực kiểm toán số 500: Bằng chứng kiểm toán (Phần 11) (Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Hướng dẫn đoạn 08(c) Chuẩn mực kiểm toán số 500 (ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC) như sau:
Khi đánh giá tính thích hợp của công việc của chuyên gia của đơn vị được kiểm toán được sử dụng làm bằng chứng kiểm toán cho cơ sở dẫn liệu liên quan, kiểm toán viên cần lưu ý các vấn đề như:
- Tính phù hợp và tính hợp lý của các phát hiện và kết luận của chuyên gia, và tính nhất quán của các phát hiện và kết luận này với các bằng chứng kiểm toán khác, và liệu các phát hiện và kết luận đó đã được phản ánh một cách thích hợp trong báo cáo tài chính hay chưa;
- Tính phù hợp và tính hợp lý của các giả định và phương pháp quan trọng được chuyên gia sử dụng;
- Tính phù hợp, đầy đủ và chính xác của các nguồn dữ liệu được chuyên gia sử dụng.
Quý khách hàng xem tiếp >> Chuẩn mực kiểm toán số 500: Bằng chứng kiểm toán (Phần 12)