PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP tiếp tục trình bày Chuẩn mực kiểm toán số 450: Đánh giá sai sót phát hiện trong quá trình kiểm toán qua bài viết sau đây:
>> Chuẩn mực kiểm toán số 450: Đánh giá sai sót phát hiện trong quá trình kiểm toán (Phần 7)
>> Chuẩn mực kiểm toán số 450: Đánh giá sai sót phát hiện trong quá trình kiểm toán (Phần 6)
Tại Phần 05, Phần 06 và Phần 07 của bài viết đã trình bày 07 nội dung về đánh giá ảnh hưởng của các sai sót không được điều chỉnh căn cứ theo Hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam Chuẩn mực kiểm toán số 450: Đánh giá các sai sót phát hiện trong quá trình kiểm toán (gọi tắt là Chuẩn mực kiểm toán số 450) (ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC ngày 06 tháng 12 năm 2012 của Bộ Tài chính), sau đây là các nội dung tiếp theo của Chuẩn mực kiểm toán số 450:
Tổng hợp các sai sót không trọng yếu và không được điều chỉnh kỳ trước có thể ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo tài chính kỳ hiện tại. Kiểm toán viên có thể có các cách tiếp cận khác nhau để đánh giá ảnh hưởng của các sai sót chưa được điều chỉnh trong kỳ trước đối với báo cáo tài chính kỳ hiện tại. Tuy nhiên, việc kiểm toán viên áp dụng cùng một phương pháp để đánh giá sai sót phát hiện sẽ tạo được sự nhất quán qua các kỳ đối với một khách hàng.
Toàn văn File Word Thông tư hướng dẫn chế độ kế toán năm 2023 |
Chuẩn mực kiểm toán số 450: Đánh giá sai sót phát hiện trong quá trình kiểm toán (Phần 8)
(Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
- Đối với các đơn vị trong lĩnh vực công, việc đánh giá sai sót có trọng yếu hay không còn bị ảnh hưởng bởi trách nhiệm của kiểm toán viên (do pháp luật và các quy định có liên quan yêu cầu) trong việc thông báo các vấn đề đặc biệt với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, ví dụ sai sót do gian lận.
- Ngoài ra, các vấn đề như lợi ích công chúng, trách nhiệm, tính liêm khiết, sự giám sát pháp lý…có thể ảnh hưởng đến việc đánh giá của kiểm toán viên về mức độ trọng yếu của các sai sót, đặc biệt là các sai sót liên quan đến việc tuân thủ pháp luật và các quy định.
Hướng dẫn đoạn 12 Chuẩn mực kiểm toán số 450 (ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC) như sau:
- Nếu kiểm toán viên đã trao đổi về các sai sót không được điều chỉnh với các thành viên Ban Giám đốc đồng thời là thành viên Ban quản trị đơn vị được kiểm toán, thì kiểm toán viên không cần phải trao đổi lại với chính những cá nhân đó trên cương vị là thành viên Ban quản trị. Tuy nhiên, kiểm toán viên cần chắc chắn rằng các nội dung trao đổi với Ban Giám đốc đã được thông báo đầy đủ tới các thành viên Ban quản trị đơn vị (xem đoạn 13 Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 260 ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC).
- Nếu có nhiều sai sót riêng lẻ không trọng yếu, kiểm toán viên cần thông báo với Ban quản trị số lượng các sai sót và tổng hợp ảnh hưởng của những sai sót không được điều chỉnh, thay vì thông báo các sai sót một cách riêng lẻ.
- Theo đoạn 16(c)(ii) Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 260 (ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC), kiểm toán viên phải trao đổi với Ban quản trị đơn vị được kiểm toán về những nội dung mà kiểm toán viên yêu cầu giải trình bằng văn bản (xem đoạn 14 Chuẩn mực kiểm toán số 450 ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC). Kiểm toán viên cần thảo luận với Ban quản trị về nguyên nhân và ảnh hưởng của việc không điều chỉnh các sai sót có cân nhắc đến quy mô, nội dung của các sai sót trong từng điều kiện cụ thể và những ảnh hưởng có thể có của các sai sót này đến báo cáo tài chính trong tương lai của đơn vị.
Hướng dẫn đoạn 14 Chuẩn mực kiểm toán số 450 (ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC) như sau:
Quy định về lập và trình bày báo cáo tài chính yêu cầu Ban Giám đốc và Ban quản trị (trong phạm vi phù hợp) phải điều chỉnh báo cáo tài chính khi có các sai sót trọng yếu, do đó kiểm toán viên phải yêu cầu Ban Giám đốc và Ban quản trị đơn vị được kiểm toán lập bản giải trình về các sai sót không điều chỉnh. Trong một số trường hợp, Ban Giám đốc và Ban quản trị (trong phạm vi phù hợp) có thể không đồng ý với kiểm toán viên về các sai sót được phát hiện trong quá trình kiểm toán. Trường hợp này, Ban Giám đốc hoặc Ban quản trị đơn vị được kiểm toán có thể đưa ra ý kiến trong bản giải trình về vấn đề này, ví dụ: “Chúng tôi không đồng ý rằng các khoản mục...và...là sai sót vì...(mô tả lý do)”. Việc thu thập bản giải trình của Ban Giám đốc và Ban quản trị không làm giảm trách nhiệm của kiểm toán viên liên quan đến việc đánh giá sai sót không được điều chỉnh.
Hướng dẫn đoạn 15 Chuẩn mực kiểm toán số 450 (ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC) như sau:
Kiểm toán viên cần lưu trữ trong hồ sơ kiểm toán những tài liệu về các sai sót không được điều chỉnh, gồm:
- Đánh giá ảnh hưởng tổng thể của các sai sót không được điều chỉnh;
- Đánh giá các sai sót không được điều chỉnh này có vượt mức trọng yếu được xác định cho các nhóm giao dịch, số dư tài khoản hoặc thông tin thuyết minh hay không;
- Đánh giá ảnh hưởng của các sai sót không được điều chỉnh đối với các chỉ số quan trọng, xu hướng, tính tuân thủ pháp luật hoặc các quy định có liên quan và các yêu cầu của hợp đồng (ví dụ, điều khoản của hợp đồng vay).
Click >> VÀO ĐÂY để quay lại từ đầu.